Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Văn Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 4)

  • 4768 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Em hiểu ý nghĩa của hai câu thơ sau như thế nào?

Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới

Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn

Xem đáp án

Ý nghĩa của hai câu thơ:

- Ca ngợi tình yêu thương của người con dành cho mẹ

- Thể hiện sự hi sinh to lớn, thiêng liêng của người mẹ, khi chiếc áo dài hơn, tuổi của mẹ cũng già hơn theo năm tháng

- Tấm lòng quý trọng chiếc áo cũ mẹ khâu cho con chứa đựng tình yêu thương bao la, vô bờ bến

- Mọi thứ có thể thay đổi theo năm tháng nhưng chỉ tình yêu thương người con dành cho mẹ là vẫn vẹn nguyên.

- Tác giả bày tỏ lòng biết ơn, trân quý sự gian lao, vất vả của mẹ luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Thông qua câu thơ tác giả bày tỏ tình yêu thương đối với mẹ.

Câu 4:

Phân tích hiệu quả của biện pháp được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Thương áo cũ như là thương ký ức

Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay

Xem đáp án

- Biện pháp tu từ so sánh: thương áo cũ – thương kỉ niệm

- Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ

+ Khẳng định giá trị của tấm áo, là vật chứa đựng biết bao kí ức, bao kỉ niệm gắn bó mà tác giả rất yêu thương, trân trọng.

+ Thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho mẹ, cho những gì từng gắn bó.

Câu 5:

Hình ảnh chiếc áo cũ trong bài thơ gợi cho em những suy ngẫm nào về cuộc sống? Tại sao?

Xem đáp án

HS nêu những suy ngẫm nào về cuộc sống thông qua hình ảnh chiếc áo.

Ví dụ: hình ảnh chiếc áo cũ trong bài thơ gợi cho em những suy ngẫm về cuộc sống nghèo khó, vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của người lao động. Hinh ảnh chiếc áo cũ gắn liền với kí ức tuổi thơ đẹp đẽ, tinh khôi, hồn nhiên và trong sáng nhất. Vì chiếc áo cũ có từng đường kim mũi chỉ mẹ khâu vá. Áo cũ tượng trưng cho tình yêu bao la, sự hi sinh cao đẹp của người mẹ dành cho con. Trong hoàn cảnh nghèo khó, người ta càng cảm thấy trân quý tấm lòng yêu thương, tình nghĩa mọi người dành cho nhau. Dù chỉ là chiếc áo cũ nhưng luôn gắn liền với kí ức, kỉ niệm tuổi thơ tuyệt đẹp nhất.

Câu 6:

Từ đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của bản thân về giá trị của những điều bình thường giản dị trong cuộc sống.

Xem đáp án

HS trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị của những điều bình thường giản dị trong cuộc sống.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Những điều bình thường, giản dị là những điều nhỏ bé, bình dị, không cầu kì, không xa hoa,…tồn tại ngay trong cuộc sống của mỗi con người.

- Những điều bình thường, giản di là những gì không thể thiếu trong cuộc sống khi nó góp phần làm cho cuộc sống được hoàn thiện, giúp con người cảm nhận một cách trọn vẹn nhất ý nghĩa của cuộc sống.

- Những điều bình thường giản dị mỗi người cảm nhận được hạnh phúc đích thực ý nghĩa của cuộc sống để từ đó trân trọng hơn những gì đang có.

- Những điều bình thường, giản dị góp phần làm nên những điều lớn lao, làm cho cuộc sống ý nghĩa, xã hội phát triển.

- Bên cạnh đó, cần phê phán những người không biết trân trọng những điều bình dị, mải mê chạy theo danh vọng và những thứ hão huyền.

Câu 7:

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ham mê chơi điện tử, nên hay không nên?

Xem đáp án

a. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề, nêu khái quát về trò chơi điện tử ở giới trẻ trong xã hội hiện nay và tác hại của nó.

b. Thân bài

Nêu thực trạng về ảnh hưởng của trò chơi điện tử, game online đối với giới trẻ trong xã hội hiện nay (hai mặt tốt, xấu của trò chơi điện tử)

a. Lợi ích trò chơi điện tử mang lại:

- Là phương tiện giải trí thú vị giúp thư giãn, giảm căn thẳng, mệt mỏi sau học tập và công việc.

- Phương tiện thuận lợi, dễ dàng để giao lưu, trò chuyện, kết bạn với nhiều người xung quanh.

b. Tác hại tiêu cực của trò chơi điện tử:

- Tiếp xúc với môi trường mới lạ của thế giới ảo khiến giới trẻ (học sinh, sinh viên,..) dễ “nghiện” trò chơi điện tử.

- Có thể khiến kết quả học tập của học sinh ngày càng giảm sút (học sinh quá say mê với trò chơi dẫn đến trốn học, bỏ tiết, lơ đễnh trong giờ học,...)

- Thường xuyên thức khuya, ngồi hàng giờ trước máy tính chơi game khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng (cận thị, đau đầu, bệnh huyết áp, suy nhược cơ thể,...)

- Học sinh dễ bị lôi kéo, học thói xấu, sa vào tệ nạn xã hội (môi trường trò chơi đôi khi tạo ra nhiều mối quan hệ phức tạp, học sinh dễ tiếp xúc với các yếu tố kém lành mạnh, ý thức tự chủ ở giới trẻ còn kém,...)

- Các bạn trẻ dễ mất kiểm soát về tiền bạc, thời gian ( nhu cầu cạnh tranh, khẳng định bản thân trong trò chơi yêu cầu các em bỏ nhiều tiền vào game để nâng cấp trang bị, mua sắm, dành nhiều thời gian cày game để dạt thứ hạng cao,...)

c. Nguyên nhân:

- Các trò chơi điện tử ngày phát triển đa dạng, phong phú, tính năng ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn: đồ họa đẹp, âm thanh sống động, môi trường giao lưu, kết bạn, trò chuyện năng động,... thu hút nhiều người chơi.

- Các sản phẩm điện tử (laptop, ipad, điện thoại thông minh) ngày càng phổ biến, các trò chơi điện tử ngày càng thuận lợi tiếp cận với người dùng mọi lứa tuổi.

- Nhiều cửa hàng trò chơi điện tử mọc lên quanh các trường học.

- Tâm lý lứa tuổi học sinh, sinh viên thích thể hiện bản thân trong thế giới ảo.

- Bản thân học sinh, sinh viên chưa có khả năng tự ý thức tốt trong việc phân chia quỹ thời gian vui chơi và học tập.

- Phụ huynh bận rộn công việc, ít dành thời gian quan tâm, quản lý con cái.

- Các cơ quan chưa có sự kiểm soát chặt chẽ trong việc phân quyền sử dụng, giới hạn lứa tuổi người chơi trò chơi điện tử.

d. Lời khuyên:

- Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho việc quan tâm, chăm sóc, quản lý con cái.

- Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh giúp học sinh bớt căng thẳng sau giờ học.

- Các cơ quan, tổ chức kiểm soát nghiêm ngặt hơn trước khi đưa trò chơi điện tử ra thị trường.

- Bản thân học sinh, sinh viên nên tự xây dựng ý thức cá nhân trong việc phân chia hợp lý quỹ thời gian học tập và vui chơi game điện tử online.

c. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề game online, thực trạng nghiện game online (khái quát lại quan điểm, thái độ, nhận xét hoặc nhận xét của riêng em về ảnh hưởng của trò chơi điện tử trong các phần trên). Đưa ra ý kiến mở rộng, lời bình luận hoặc phương hướng giải quyết vấn đề theo ý của em

Bắt đầu thi ngay