IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Văn Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)

  • 2635 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Tôi ru con gái tôi

À ơi con ngủ cho ngoan
Đắp chăn rồi bố mắc màn cho con
Nửa đời nước nước non non
Con vừa một tuổi, bố tròn bốn mươi
Nửa đời đi ngược về xuôi
Đêm nay bố ngắm con cười trong mơ
Môi hồng, da trắng, tóc tơ
Bố cho máu đỏ, mẹ cho hình hài
Trời cho tính nết sau này
Cầu cho con những khéo tay, dịu dàng
Trong đêm con thở nhẹ nhàng
Cầu cho con khỏi bần hàn mai sau
À ơi con ngủ cho lâu
Cầu cho con chẳng một câu luỵ người
À ơi thân gái ở đời
Những nơi tục luỵ con thời tránh xa
"Thiện căn ở tại lòng ta"
Mạnh hơn lẽ quỷ lời ma dọc đường
À ơi thương đến là thương
Cầu cho Thánh Thiện dẫn đường con đi
Đừng ham ngũ sắc làm chi
Trời xanh muôn thuở có gì cũ đâu
Đò đầy, phá rộng, sông sâu
Có qua thì lúc bạc đầu hãy qua
Yêu thơ cùng với yêu hoa
Cũng đừng yêu quá như là bố yêu
Ở nhà biết vá biết thêu
Ra đường kẻ ghẹo người trêu mặc người
À ơi thân gửi ở đời
Cổ kim đâu cũng quý người thuỷ chung
Câu rằng, chị ngã em nâng
Là qua hết được mọi vùng khó qua
Đi cùng con lúc tuổi hoa
Đời người ngắn lắm! Bố già đến nơi
Nay mai trời gọi lên trời
Cũng là đã có mấy lời cho con
À ơi máu đỏ như son
Mai sau con lớn, con còn nhớ chăng?

(Đỗ Trung Lai)

Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?
Xem đáp án

- Thể thơ: lục bát

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:

Nêu nội dung chính của bài thơ?
Xem đáp án
Bài thơ là lời ru con gái nhỏ của một người cha đứng tuổi. Qua bài thơ thể hiện tình yêu thương của cha đối với con gái, dung dị, chân thành nhưng đầy suy tư, chiêm nghiệm. Bài thơ còn là những ước mong của người cha luôn mong con gái mình sẽ có cuộc sống yên bình, hạnh phúc.

Câu 3:

Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là ai? Nêu những hành động mà nhân vật trữ tình đã thể hiện trong bài bài thơ?
Xem đáp án

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: Người cha- Người lính đã ngoài 40 tuổi.

- Những hành động người cha thể hiện trong bài thơ:

+ Đắp chăn, mắc màn cho con

+ Ngắm con cười trong mơ

+ Cầu mong những thứ tốt đẹp cho con

+ Căn dặn con

Câu 4:

Người cha đã căn dặn con những điều gì?
Xem đáp án

- Cha đã dặn con những điều cần thiết trong cuộc đời người con gái:

+ Không đi sông sâu, đò đầy

+ Không ham ngũ sắc

+ Không quá yêu hoa, yêu thơ,

+ Hãy biết nữ công gia chánh để đảm đang công việc gia đình,

làm tròn trách nhiệm xây tổ ấm của người phụ nữ.

+ Ở đâu cũng quý người thủy chung là điều con nên nhớ,

+ Biết câu "chị ngã em nâng" để biết dựa vào những người thân yêu để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống

Câu 5:

Anh chị hiểu thế nào về câu thơ: “Mai sau giời gọi lên giời”.
Xem đáp án

+ Lên giời => Lên trời => Cái chết.

=> Đây là cách nói ý chỉ cái chết. (Nói giảm nói tránh) là những lời tâm sự về sự ngắn ngủi của cuộc đời, người cha nhận ra mình già đến nơi và một ngày nào đó cha chết đi, cha không còn nữa trên cõi đời này nữa.

Câu 6:

Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày về ý nghĩa của lời ru đối với con người.
Xem đáp án

HS trình bày về ý nghĩa của lời ru đối với con người.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Lời ru của có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Đó là những câu hát yêu thương, là thứ thanh âm trong trẻo, ấm áp góp phần bồi đắp tâm hồn, tình cảm cho mỗi con người.

- Trong lời ru chứa đựng cả một thể giới tinh thần mà cha mẹ muốn gửi gắm.

Câu 7:

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”.

Xem đáp án

a) Mở bài

- Nêu vấn đề nghị luận:

+ “Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng.

+ Suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".

b) Thân bài

* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành?

- Học là tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận.

- Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.

=> Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao.

* Vì sao học phải đi đôi với hành ?

- Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người.

- Hành mà không đi đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại.

- Học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao.

* Lợi ích của "Học đi đôi với hành"

- Hiệu quả trong học tập, giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

- Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động.

- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.

- Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng để hành những điều học được.

- Việc học sẽ không bị nhàm chán.

* Bài học nhận thức và hành động

- “Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả.

- Để thực hiện nguyên lý này, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn.

- UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

=> Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống.

- Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn.

- Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc.

* Phản đề

- Phê phán lối học sai lầm:

+ Học chuộng hình thức

+ Học cầu danh lợi

+ Học theo xu hướng

+ Học vì ép buộc.

c) Kết bài

- Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả

- Liên hệ bản thân

Bắt đầu thi ngay