IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Văn Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 10)

  • 2636 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Việc lặp lại hai từ hi vọng có tác dụng gì?

Xem đáp án
Việc lặp lại hai từ hi vọng có tác dụng: Làm cho văn bản thêm tính hài hoà, cân đối, nhịp nhàng, sinh động, hấp dẫn; Tăng tính liên kết giữa các câu trong văn bản; Nhấn mạnh vai trò quan trọng của hi vọng trong cuộc sống của mỗi con người. Hi vọng là điều kỳ diệu, là điểm tựa để đưa con người vượt qua những khó khăn thử thách hướng đến những điều tốt đẹp ở phía trước.

Câu 3:

Em có cho rằng: Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được không ? Vì sao?

Xem đáp án

- Đồng ý với ý kiến: Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được.

- Vì cuộc sống nhiều khó khăn và thử thách, nhờ hi vọng mà ta có được năng lượng để duy trì cuộc sống. Hi vọng tạo ra niềm tin, ý chí, động lực, lòng can đảm; Hi vọng sẽ giúp con người sống lạc quan, yêu đời, chiến thắng nghịch cảnh.

Câu 4:

Thông điệp mà em tâm đắc nhất trong văn bản là gì?
Xem đáp án
- Thông điệp tâm đắc nhất: Đừng bao giờ mất hy vọng!. Vì mất hi vọng chúng ta sẽ mất năng lượng và động lực sống. Hãy nuôi hi vọng mỗi ngày, tạo động lực và hành động mỗi ngày để sống lạc quan.

Câu 5:

Dựa trên thông tin trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về ý nghĩa của hi vọng trong cuộc sống.

Xem đáp án

HS trình bày y nghĩa của “hi vọng” trong cuộc sống.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Hi vọng là chìa khóa thành công của mỗi người.

- Hi vọng mang đến cho cuộc sống này nhiều ý nghĩa.

- Hi vọng tạo cho con người động lực để sống, để tồn tại. Nó cũng tạo cho con người niềm tin, sự lạc quan hướng đến thế giới của tương lai.


Câu 6:

Hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người mà em yêu quý.
Xem đáp án

- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và biểu lộ cảm xúc sâu sắc dành cho nhân vật.

- Thân bài: Lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thực của người viết thông qua việc kể, tả lại các kỉ niệm cảm động, đáng nhớ về nhân vật. Với mỗi cảm xúc cần lí giải nguyên nhân khiến HS có những tình cảm, cảm xúc đó.

- Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

Bắt đầu thi ngay