IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Văn Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)

  • 2603 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khoá để thành công. Sau thời gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ. Bà nói: “Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập trung vào tương lai của mình một cách liên tục, không phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm việc thật chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon, chứ không phải là một cuộc đua nước rút”. Không phải chỉ số IQ, không phải ngoại hình, hay sức mạnh thể chất, hay kỹ năng xã hội. Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công.

Sân vườn nhà tôi có bày những cái ghế đá, trên một trong những cái ghế ấy có khắc dòng chữ: “Cây kiên nhẫn đắng chát nhưng quả nó rất ngọt.” Nếu không có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã không có Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời. Bóng đèn điện, định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tương đối, máy bay và nhiều phát minh khác. Nếu không có những giờ kiên tâm hy sinh thầm lặng hay nhẫn nại làm việc của con người, nhân loại sẽ tổn thất biết bao.

           Hôm trước một anh bạn gửi cho tôi câu danh ngôn: “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường.” Nên ta làm gì không quan trọng. Quan trọng là ta có làm cho đến khi ra được kết quả mong muốn hay không. Người ta thường nhấn mạnh tới việc sống phải có ước mơ, hoài bão nhưng theo tôi cái khó là kiên trì từng ngày vươn tới nó.

                                              (Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn,

NXB Nhã Nam, 2017)

 
Tác giả đề cập đến yếu tố nào được coi là điều cơ bản làm nên thành công của con người ?
Xem đáp án
Tác giả đề cập đến điều cơ bản làm nên sự thành công của con người là sự bền bỉ.

Câu 2:

Theo em, vì sao tác giả cho rằng bền bỉ là sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon?
Xem đáp án
Vì cuộc chạy marathon là một cuộc chạy dài, người muốn chiến thắng cần nỗ lực liên tục trong suốt cuộc hành trình. Bền bỉ cũng cần cố gắng liên tục không ngừng nghỉ như thế.

Câu 3:

Việc tác giả liệt kê các nhân vật văn học nổi tiếng: “Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon” có tác dụng gì?
Xem đáp án

Tác dụng của việc liệt kê:

+ Các nhân vật văn học đều rất nổi tiếng, rất quen thuộc và  gần gũi với người đọc, do đó khiến lập luận chặt chẽ, thuyết phục hơn.

+ Nhấn mạnh vào dẫn chứng lập luận, tăng sức thuyết phục bởi các nhân vật ấy đều là kết quả của sự bền bỉ, nỗ lực  của các nhà văn.

Câu 4:

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường.”? Vì sao?

Xem đáp án

- Đồng tình.

- Phải có nghị lực phi thường thì những con người đó mới có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đi đến thành công.

Câu 5:

Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn về điều quan trọng nhất để có được thành công trong cuộc đời.

Xem đáp án

HS trình bày suy nghĩ về điều quan trọng nhất để có được thành công trong cuộc đời.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Giải thích: Thành công là kết quả quý giá mà con người đạt được sau một quá trình lao động, đấu tranh mất nhiều công sức.

- Bàn luận:

+ Điều quan trọng nhất để  có được thành công: …

+ Lý do :

+ Dẫn chứng minh họa

- Phê phán một bộ phận giới trẻ hiện nay không dám đương đầu với thử thách, chỉ biết sống nhờ, sống gửi, lệ thuộc vào người khác…

- Bài học nhận thức và hành động phù hợp.

Câu 6:

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”.

Xem đáp án

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu câu “Không thầy đố mày làm nên”.

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa của câu “Không thầy đố mày làm nên”:

- “Thầy” ý chỉ người thầy, cô giáo - những người dạy dỗ chúng ta

- “Mày” ý chỉ học trò, “làm nên” có thể hiểu là đạt được mục tiêu, có được thành công.

=> Câu tục ngữ đã khẳng định tầm quan trọng của người giáo viên.

b. Vai trò của người thầy

- Thầy là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức và dạy cho ta những điều hay, điều phải. Lúc còn bé thơ, thầy dạy ta từng chữ cái, từng con số. Rồi dần dần lớn lên, thầy dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để ta có được kiến thức như hôm nay.

- Không chỉ vậy, thầy cô còn giúp rèn luyện cho mỗi người nhân cách, đạo đức tốt đẹp. Cũng như định hướng cho chúng ta lựa chọn mục tiêu, ước mơ đúng đắn, phù hợp với bản thân.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của câu “Không thầy đố mày làm nên”.

Bắt đầu thi ngay