IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Văn Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 6)

  • 2596 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

           Cuộc sống vốn không hề bằng phẳng mà luôn chứa đựng những vất vả, thách thức dành cho tất cả chúng ta. Và đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách đó. Hãy hướng về phía trước. Bạn đừng vội nản chí, mỗi lần vượt qua một khó khăn, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Và cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là nhìn vào cách người đó đã vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Sau cùng, khó khăn gian khổ sẽ đem lại cho mỗi người một tài sản vô giá, đó là sự trưởng thành và trải nghiệm. 

           Ai cũng muốn công việc của mình được suôn sẻ, không gặp rắc rối nào cả. Thế nhưng, khó khăn lại thường xảy ra vào những lúc không ngờ nhất. Trước khó khăn, nhiều người thường than thân trách phận sao mình bất hạnh đến vậy. Chỉ mới gặp chút rắc rối, họ đã thay đổi thái độ, thậm chí rơi vào bi quan, chán nản. Ngược lại, có những người lại xem khó khăn xảy đến là cơ hội, là thử thách, như lẽ thường của cuộc sống. Họ luôn có niềm tin vào một viễn cảnh tươi sáng và sẵn sàng đương đầu, thách thức với chúng và quyết tâm phải vượt qua.

(Theo, https://muonthanhcongthidungngainhungkhokhan)

Cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là gì?

Xem đáp án
Cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là nhìn vào cách người đó đã vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

Câu 3:

Em hiểu như thế nào khi nói: khó khăn gian khổ sẽ đem lại cho mỗi người một tài sản vô giá, đó là sự trưởng thành và trải nghiệm?
Xem đáp án

- Khó khăn giúp con người trưởng thành hơn về ý chí, nghị lực khi đối mặt với những thử thách.

- Con người sẽ có thêm những kinh nghiệm, bài học và đặc biệt họ sẽ biết cách vượt qua khó khăn.

Câu 4:

Em có đồng ý với ý kiến: Mỗi khó khăn chính là một cơ hội tiềm ẩn không? Vì sao?
Xem đáp án
HS đưa ra quan điểm của mình về ý kiến có/không và lí giải thuyết phục.

Câu 5:

Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày về ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người.
Xem đáp án

HS trình bày ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Giải thích: Khó khăn là những trở ngại, thử thách mà con người thường gặp trong cuộc sống.

- Bàn luận, chứng minh: Ý nghĩa của những khó khăn, thử tháchtrong cuộc sống của mỗi con người.

+ Nếu xem khó khăn như một chướng ngại việc vượt qua chướng ngại ấy có nghĩa là bạn có cơ hội chứng tỏ được năng lực của mình.

+ Khó khăn là một thách thức mà con người cần phải vượt qua nó để vươn tới ước mơ, khát vọng của mình.

+ Khó khăn càng lớn thì thành công sẽ càng ngọt ngào.

+ Khó khăn sẽ là cơ hội để con người rèn luyện nghị lực, ý chí và lòng can đảm khi đương đầu với những thách thức của cuộc sống.

Câu 6:

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay.
Xem đáp án

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: hiện tượng gian lận trong thi cử của học sinh.

2. Thân bài

a. Giải thích

Hiện tượng gian lận trong thi cử: là những hành vi vi phạm quy chế của các bạn học sinh trong các kì thi, làm những việc bị cấm như: mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, trao đổi bài,… Đây là những hành động tiêu cực mà chúng ta cần phải tẩy chay, phê phán.

b. Nguyên nhân

- Chủ quan: các em học sinh lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích.

- Khách quan: đề thi dài và khó, thầy cô và gia đình tạo áp lực về thành tích,…

c. Hậu quả

- Tạo thói quen xấu, đức tính xấu cho các em, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em.

- Nhiều thành tích ảo cũng từ đó mà hình thành, điểm số không đánh giá được đúng năng lực của học sinh.

d. Giải pháp khắc phục

- Bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử.

- Gia đình cần dạy dỗ các em đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh thành tích.

Nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng gian lận trong thi cử, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.


Bắt đầu thi ngay