Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 2. Các thể của chất có đáp án
Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 2. Các thể của chất có đáp án (Đề số 6)
-
770 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án đúng là: D.
Những gì tồn tại xung quanh ta gọi là vật thể. Các vật thể đều do một hoặc nhiều chất tạo nên.
Þ Chất là nước, vitamin; Vật thể là quả cam.
Câu 2:
Đáp án đúng là: C.
Vật vô sinh là vật không có các đặc trưng sống.
Þ Hòn đá là vật vô sinh.
Câu 3:
Đáp án đúng là: B.
Loại A do muối ăn, xe đạp là vật thể.
Loại C do con rùa, cái nồi, áo sơ mi là vật thể.
Loại D do ngọn núi, cây xanh là vật thể.
Câu 4:
Đáp án đúng là: A.
Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi, quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và trên mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 5:
Đáp án đúng là: A.
Tính chất vật lí: không có sự tạo thành chất mới.
Þ Quá trình sắt (iron) bị nam châm hút thể hiện tính chất vật lí.
Câu 6:
Đáp án đúng là: C.
Ở trạng thái rắn các hạt liên kết với nhau chặt chẽ nhất.
Câu 7:
Đáp án đúng là: D.
Quá trình ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng của chất.
Þ Quá trình hơi nước đọng lại thành giọt bên ngoài ly nước đá là quá trình ngưng tụ.
Câu 8:
Đáp án đúng là: D.
Viên kim cương chỉ chứa một chất duy nhất là carbon.
Câu 9:
Đáp án đúng là: B.
Muối ăn, đường kính, nước cất đều chỉ chất.
Câu 10:
Đáp án đúng là: C.
Sự sôi xảy ra tại một điều kiện nhiệt độ xác định.
Câu 11:
Khi mở lọ nước hoa ở cuối phòng thì một lát sau khắp phòng đều có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể khí. Đó là các phân tử của chất khí sẽ chuyển động hỗn độn không ngừng.
Câu 12:
Không thể thay chất khí trong lốp xe bằng chất lỏng hay chất rắn. Vì nếu thay chất khí bằng chất rắn, hoặc lỏng sẽ không có tác dụng giảm xóc ngược lại làm bánh nặng và khó di chuyển hơn.
Câu 13:
Em cần chuẩn bị 2 cái thìa (muỗng), một cái bằng nhựa, một cái bằng nhôm (hoặc inox) và 1 cốc nước nóng (hoặc nước đá).
Cách làm: Cho 2 cái thìa vào cốc nước nóng (hoặc nước đá), để yên trong 3 phút sau đó em dùng tay cầm lần lượt từng cái thìa và cảm nhận xem thìa nào nóng lên (hay lạnh đi) nhanh chóng.