IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Đề ôn thi hsg KHTN 6 cấp trường có đáp án (Tự luận) (Đề 6)

Đề ôn thi hsg KHTN 6 cấp trường có đáp án (Tự luận) (Đề 6)

Đề ôn thi hsg KHTN 6 cấp trường có đáp án (Tự luận) (Đề 6)

  • 65 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hãy đọc thông tin sau:

    Không khí cho phép các sinh vật sống có thể thở được. Nó cung cấp cho các cơ quan lượng oxygen cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào và thải ra khi carbonic. Khi thở, không khí vào miệng và mũi, sau đó chuyển tới khí quản và đi tới phổi. Từ đó, một phần oxygen có trong không khí đi vào máu. Ngược lại, máu dẫn khí carbonic trở lại phổi để thải chúng ra ngoài qua khi quản, mũi và miệng.

Phổi của con người hoạt động như một ống thổi. Chúng phồng lên để đón lấy không khí giàu oxygen, rồi xẹp xuống để đẩy khí carbonic do các tế bào của máu thải ra.

Các lá phổi là những bộ phận có khả năng đàn hồi, chính vì vậy chúng có thể tăng hay giảm dung tích theo nhịp hô hấp. Chúng tăng dung tích để nhận đầy không khí (hít vào) và giảm dung tích để làm rỗng phổi (thở ra). Để đảm bảo sự sống, chúng ta cần hít vào và thở ra khoảng 25.000 lần trong một ngày.

Ở các độ cao lớn, sự giảm oxygen trong không khí có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế, các nhà leo núi đôi khi cần phải trang bị các bình oxygen.

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Chất khí nào cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào?

b) Vì sao các nhà leo núi đôi khi phải cần trang bị các bình oxygen?

c) Khi thở, người ta hít vào khoảng 250 cm3 không khí, vậy thể tích của khí oxygen hít vào của một người trong một ngày là bao nhiêu?

Xem đáp án

a) Khí oxygen cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào.

b) Các nhà leo núi đôi khi phải cần trang bị các bình oxygen do càng lên cao lượng oxygen càng giảm vì oxygen nặng hơn không khí.

c) Khi thở, người ta hít vào khoảng 250 cm3 không khí, vậy thể tích của khí oxygen hít vào của một người trong một ngày là 1250 lít.

Câu 2:

a) Nêu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

b) Quan sát hình bên dưới, sắp xếp tên cấp tổ chức theo thứ tự từ thấp đến cao và gọi tên các cấp độ đó.

a) Nêu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào. b) Quan sát hình bên dưới, sắp xếp tên cấp tổ chức theo thứ tự từ thấp đến cao và gọi tên các cấp độ đó. (ảnh 1)
Xem đáp án

a) Sự lớn lên và sinh sản tế bào có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các sinh vật:

·        Làm tăng số lượng tế bào.

·        Thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, các tế bào chết.

·        Giúp cơ thể lớn lên (sinh trưởng) và phát triển.

b)

- Sắp xếp: (c) → (d) → (b) → (a) → (e).

- Gọi tên:

(a) Hệ cơ quan; (b) Cơ quan; (c) Tế bào; (d) Mô; (e) Cơ thể.

Câu 3:

Sắp xếp các loài động vật sau đây vào nhóm thích hợp của động vật không xương sống: Vắt, Sứa. Dế mèn, Nhện, Mực ống, Hàu, Trai sông, Hải quỳ, Thủy tức, Đỉa, Giun đũa, Gián.

Xem đáp án

- Ngành Ruột khoang: Hải quỳ, sứa, thủy tức.

- Ngành Giun: Vắt, đỉa, giun đũa.

- Ngành Chân khớp: Dế mèn, gián, nhện.

- Ngành Thân mềm: Trai sông, mực ống, hàu.

Câu 4:

Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng xảy ra khi cơ thể nhiễm một lượng lớn vi khuẩn có hại qua đường thức ăn vào ống tiêu hoá. Có 3 nhóm vi khuẩn gây ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm là Campylobacter, Salmonella và Vibrio. Biểu đồ thể hiện số trường hợp ngộ độc thực phẩm tại một nước đang phát triển vào năm 2003 và 2018:

Sử dụng thông tin trên biểu đồ trả lời các câu hỏi sau: a) Vi khuẩn nào là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm nhất vào năm 2003?  (ảnh 1)

Sử dụng thông tin trên biểu đồ trả lời các câu hỏi sau:

a) Vi khuẩn nào là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm nhất vào năm 2003?

b) Có bao nhiêu người bị ngộ độc thực phẩm vào năm 2003 gây ra bởi vi khuẩn Salmonella và Vibrio?

c) Sự thay đổi số ca nhiễm khuẩn Campylobacter vào năm 2003 và năm 2018 có ý nghĩa như thế nào?

d) Đất nước này phát hiện hằng năm đều diễn ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm là do ăn huyết và thịt gia cầm sống. Em hãy giải thích vì sao thức ăn được nấu chín kỹ lại hạn thực phẩm.

e) Trình bày một số biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn.

Xem đáp án

a) Vi khuẩn Vibrio.

b) Có 900.000 người bị ngộ độc vào năm 2003 gây ra bởi vi khuẩn Sabnonella và Vibrio.

c) Số ca nghiễm khuẩn Campylobacter vào năm 2003 còn thấp là 150.000 người và năm 2018 là 820.000 người nhiễm tăng vọt gấp nhiều lần so với năm 2003 do thói quen ăn uống và do môi trường sinh hoạt của người dân.

d) Khi nấu chín sẽ loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, các mầm bệnh do vi sinh vật gây nên.

e)

- Phòng bệnh: tiêm vaccine, thường xuyên vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường sống, thực hiện ăn chín uống chín, tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe, không dùng chung đồ dùng cá nhân, không ăn thức ăn ôi thiu.

- Chống bệnh: sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Câu 5:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên ban đầu (l0) là 10 cm, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng 10 g. Khi lò xo cân bằng thì chiều dài của nó là 11 cm.

a) Tính độ biến dạng của lò xo.

b) Nếu treo vào lò xo vật có khối lượng 20 g thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu?

c) Nếu treo thêm vào lò xo vật có khối lượng 20 g thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu?

(Biết rằng độ giãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng của vật treo).

Xem đáp án

a) Tính độ biến dạng của lò xo: 11 (cm) - 10 (cm) = 1 (cm).

b) Nếu treo vào lò xo vật có khối lượng 20 g thì chiều dài của lò xo là:

Khối lượng

Chiều dài ban đầu

Độ biến dạng

Chiều dài lò xo khi treo vật

10 g

10 cm

1 cm

11 cm

20 g

10 cm

2 cm

12 cm

 

c) Nếu treo thêm vào lò xo vật có khối lượng 20 g thì tổng khối lượng trên lò xo là 30 g nên:

Khối lượng

Chiều dài ban đầu

Độ biến dạng

Chiều dài lò xo khi treo vật

10 g

10 cm

1 cm

11 cm

30 g

10 cm

3 cm

13 cm


Câu 6:

a) Nêu vai trò của thực vật đối với môi trường.

b) Nêu vai trò của thực vật đối với động vật và con người.

Xem đáp án

a)

- Cây xanh có khả năng hấp thụ một lượng lớn khí carbon dioxide để thực hiện quá trình quang hợp, tổng hợp nên chất hữu cơ và giải phóng khí oxygen ra môi trường.

-  Cân bằng lượng khí oxygen và carbon dioxide trong khí quyển.

-  Hiện tượng thoát hơi nước ở lá cây góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường, điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính.

-  Bảo vệ nguồn nước.

-  Hạn chế các thiên tai: lũ lụt, hạn hán, sạt lở,...

b)

- Đối với động vật:

          + Cung cấp nơi ở, nơi sinh sản.

          + Cung cấp nguồn thức ăn.

- Đối với con người:

          + Cung cấp lương thực.           + Lấy quả.

          + Hoa trang trí.                        + Lấy gỗ, làm nội thất.

          + Cây cảnh.                              + Làm thuốc.

Câu 7:

Quan sát những hình sau, em hãy cho biết hình nào thuộc nguồn năng lượng tái tạo? Năng lượng không tái tạo?

Quan sát những hình sau, em hãy cho biết hình nào thuộc nguồn năng lượng tái tạo? Năng lượng không tái tạo? (ảnh 1)
Xem đáp án

- Nguồn năng lượng tái tạo: gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh khối, nước.

- Nguồn năng lượng không tái tạo: dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá, hạt nhân.

Câu 8:

Em hãy tìm hiểu và nêu quá trình biến đổi năng lượng ở đinamô xe đạp.

Em hãy tìm hiểu và nêu quá trình biến đổi năng lượng ở đinamô xe đạp. (ảnh 1)
Xem đáp án
Khi bánh xe quay làm cho núm của đinamô cũng quay theo, khi đó trong cuộn dây xuất hiện dòng điện, dòng điện này thắp sáng bóng đèn. Như vậy có sự biến đổi cơ năng thành điện năng và cuối cùng thành quang năng.

Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương