Thứ bảy, 21/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Đề ôn thi hsg KHTN 6 cấp trường có đáp án (Tự luận) (Đề 8)

Đề ôn thi hsg KHTN 6 cấp trường có đáp án (Tự luận) (Đề 8)

Đề ôn thi hsg KHTN 6 cấp trường có đáp án (Tự luận) (Đề 8)

  • 42 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi sau:  a) Rắn không có chân làm sao có thể di chuyển trên mặt đất?  b) Vì sao rắn có thể tấn công và nuốt con mồi lớn?  c) Nếu bị rắn cắn ta nên làm gì?  d) Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài rắn tránh bị tuyệt chủng? (ảnh 1)

Rắn hổ mang chúa (danh pháp Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới. Rắn có thể mở rộng quai hàm nuốt con mồi lớn nhờ hai xương khớp nối lỏng lẻo tại hàm dưới. Với cấu trúc bộ răng sở hữu cặp răng nanh ngắn cố định tại hàm trên, phía trước miệng kèm theo hệ thống tiết độc vào con mồi. Rắn không có xương mỏ ác, nên xương sườn của nó có thể cử động tự do trước sau và mở rộng sang hai bên. Khi cơ liên sườn co bóp, làm cho xương sườn di động về phía trước, nhờ đó vảy bụng hơi nhô lên, đầu nhọn của vảy nhô lên giống như bàn chân giẫm lên mặt đất hoăc vào cơ thể vật khác, đẩy cơ thể tiến về phía trước. Loài rắn này tiết ra chất độc và chứa trong 1 túi cơ của tuyến nọc nằm ở vòm họng. Túi cơ này sẽ co bóp đưa nọc độc đến răng nanh khi chúng tấn công con mồi. Trong nọc độc của rắn hổ mang có độc tố tác động lên thần kinh, làm cho con mồi bị tê liệt thần kinh và hôn mê. Nọc độc rắn tấn công hệ thần kinh trung ương của nạn nhân dẫn đến đau nhức, mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ và cuối cùng tê liệt. Nếu tình trạng nghiêm trọng, chất độc tiến tới hệ tuần hoàn, nạn nhân rơi vào trạng thái hôn mê sau đó tử vong nhanh chóng do suy hô hấp. Khi bị rắn cắn phải cố gắng xác định được loài rắn đã cắn, để nạn nhân nằm yên và trấn an họ, sơ cứu, cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông mạch máu. Cần theo dõi sát tình trạng hô hấp của bệnh nhân, nếu nhịp thở > 30 lần/phút, yếu hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay. Đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu.

    Ngày nay số lượng rắn hổ mang chúa sụt giảm đáng kể tại nhiều nơi phân bố. Do con người phá rừng khai thác gỗ, lấy đất canh tác hay mở rộng đất định cư. Rắn hổ mang chúa cũng bị săn bắt lất thịt, da, mật hoặc nọc độc phục vụ cho y học cổ truyền Trung Quốc. Loài này cũng bị săn bắt trái phép với mục đích buôn bán lậu động vật quốc tế.

Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi sau:

a) Rắn không có chân làm sao có thể di chuyển trên mặt đất?

b) Vì sao rắn có thể tấn công và nuốt con mồi lớn?

c) Nếu bị rắn cắn ta nên làm gì?

d) Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài rắn tránh bị tuyệt chủng?

Xem đáp án

a) Khi cơ liên sườn co bóp, làm cho xương sườn di động về phía trước, nhờ đó vảy bụng hơi nhô lên, đầu nhọn của vảy nhô lên giống như bàn chân giẫm lên mặt đất hoăc vào cơ thể vật khác, đẩy cơ thể tiến về phía trước.

b) Rắn tấn công nhờ sở hữu cặp răng nanh ngắn cố định tại hàm trên, phía trước miệng kèm hệ thống tiết nọc độc vào con mồi. Rắn có thể mở rộng quai hàm nuốt mồi lớn nhờ 2 xương khớp nối lỏng lẻo tại hàm dưới.

c) Xác định loài rắn cắn, trấn an bệnh nhân, sơ cứu, hô hấp nhân tạo khi bị suy hô hấp, đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tiêm huyết thanh.

d) Không tiêu thụ các sản phẩm từ rắn; tuyên truyền bảo vệ tránh nguy cơ tuyệt chủng; nuôi rắn để điều chế thuốc, huyết thanh.

Câu 2:

Trong 100 L không khí, người ta đo được: 21 L oxygen có khối lượng 27,5 gam; 78 L nitrogen có khối lượng 89,4 gam; 1 L carbon dioxide có khối lượng 1,8 gam (các khí khác có thành phần và khối lượng không đáng kể).

a) Tính khối lượng riêng của khí oxygen, nitrogen và carbon dioxide.

b) Tính khối lượng riêng của không khí.

c) Khí nào nặng hơn không khí? Khí nào nhẹ hơn không khí?

d) Khí carbon dioxde thường tích tụ trong đáy giếng hoặc trên nền hang sâu. Hãy giải thích tại sao?

Xem đáp án

a)

- Khối lượng riêng oxygen: D = 27,5 : 21 = 1,310 (g/L).

- Khối lượng riêng của nitrogen: D = 89,4 : 78 = 1,146 (g/L).

- Khối lượng riêng của carbon dioxide: D = 1,8 : 1 = 1,8 (g/L).

b)

- Khối lượng của 100 L không khí là: 27,5 + 89,4 + 1,8 = 118,7 (g)

- Khối lượng riêng của không khí: D = 118,7 : 100 = 1,187 (g/L).

c) Khí carbon dioxide, oxygen nặng hơn không khí; khí nitrogen nhẹ hơn không khí.

d) Khí carbon dioxide nặng hơn không khí nên có xu hướng chìm xuống phía dưới. Do đó, khí này thường tích tụ dưới đáy giếng hoặc trên nền hang sâu.

Câu 3:

a) Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, có thể thực hiện những biện pháp nào (kể ít nhất 2 biện pháp).

b) Cho bảng ghi nhiệt độ sôi của nước muối với các thành phần khác nhau ở áp suất khí quyển:

Thành phần

(% khối lượng)

0

1

2

4

6

8

10

12

Nhiệt độ sôi (0C)

100

100,178

100,357

100,730

101,118

101,486

101,851

102,242

 

    (b1) Nhiệt độ sôi của nước muối có phụ thuộc vào thành phần nước muối không? Khi thành phần muối tăng lên thì nhiệt độ sôi của nước muối thay đổi như thế nào?

    (b2) Đưa em một cốc nước, làm thế nào em biết đó là nước tinh khiết hay nước muối? Nếu đó là nước muối, em có biết được thành phần của nó không?

Xem đáp án

a) Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, có thể thực hiện một, hai hoặc cả ba biện pháp sau:

◌ Khuấy dung dịch.

◌ Đun nóng dung dịch.

◌ Nghiền nhỏ chất rắn.

b)

 (b1) Có. Nhiệt độ sôi của nước muối tăng lên khi thành phần muối tăng lên.

 (b2) Để biết cốc nước là nước tinh khiết hay nước muối, ta có thể nếm, cốc nào không có vị là nước tinh khiết, có vị mặn là nước muối.

Cách khác: Đun từ từ cốc nước và dùng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ nước tăng lên khi đun. Đến thời điểm nước bắt đầu sôi, nếu nhiệt kế chỉ 1000C thì cốc nước đó là nước tinh khiết. Nếu nhiệt kế chỉ cao hơn 1000C thì cốc đó là nước muối.

Câu 5:

Hãy viết câu trả lời tương ứng với các yêu cầu sau:

a) Có ý kiến cho rằng: “Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào”. Theo em ý kiến này đúng hay sai? Giải thích.

b) Em hãy tìm hiểu về hệ thống bài tiết trong cơ thể người và lấy ví dụ về tế bào, mô, các cơ quan tương ứng tạo nên hệ cơ quan này.

c) Hãy nêu năm đặc trưng cơ bản của một cơ thể sống.

Xem đáp án

a)

- Ý kiến “Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào” là sai.

- Giải thích các sinh vật có thể là đơn bào, khi đó tế bào biệt hóa đa năng, thực hiện đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống, ví dụ: trùng biến hình, trùng giày,… Các sinh vật cũng có thể là đa bào, được tạo nên từ các cấp độ tổ chức từ tế bào đến cơ thể, ví dụ: con cá, cây thông.

b) Ví dụ về tế bào, mô, cơ quan trong hệ bài tiết:

- Tế bào: tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào máu, …

- Mô: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, …

- Cơ quan: thận, bàng quang, ống dẫn tiểu, ống đái.

c) Năm đặc trưng cơ bản của một cơ thể sống:

- Lấy các chất cần thiết;              

- Lớn lên;

- Sinh sản;                                 

- Vận động/cảm ứng;

- Loại bỏ các chất thải.

Câu 6:

Vì sao bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống trên Trái Đất?

Xem đáp án

- Rừng cung cấp thức ăn, nơi ở cho nhiều sinh vật.

- Rừng cung cấp khí O2 duy trì hoạt động hô hấp cho nhiều loài động vật, điều hoà nhiệt độ, độ ẩm không khí và gió, cân bằng lượng khí O2 và CO2 trong khí quyển, góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật.

- Rừng bảo vệ đất, nuôi dưỡng nguồn nước, hạn chế sự xuất hiện và giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai như sạt lở đất, hạn hán, lũ lụt,… từ đó bảo vệ và duy trì sự sống trên Trái Đất.

Câu 7:

a) Khi đến những nơi công cộng như siêu thị, sân bay, bến tàu,….em nên làm gì để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền nhiễm?

b) Tại sao kháng sinh lại không có tác dụng đối với các bệnh do virus gây ra?   

c) Hiện nay để phục vụ nhu cầu của con người, nấm được trồng rất nhiều. Theo em, để nấm có thể phát triển tốt cần đảm bảo những điều kiện gì?

d) Hãy kể tên một số kí sinh trùng thuộc nhóm nguyên sinh vật kí sinh ở người.

Xem đáp án

a)                

- Giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác và rửa tay.

- Đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.

- Làm sạch và khử khuẩn các vật dụng thường xuyên chạm vào.

- Hãy ở nhà khi mắc bệnh trừ khi đi khám bệnh.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng (6 bước).

- Khai báo y tế.

b)

- Kháng sinh chỉ có ức chế và tiêu diệt các sinh vật, virus không phải sinh vật nên không có tác dụng. Thuốc kháng sinh không được dùng trong trị các bệnh lý do virus gây ra bởi cấu tạo và đặc điểm sinh sản khác hoàn toàn giữa hai loại vi sinh vật này.

- Thuốc kháng virus có thể can thiệp vào từng giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ mà chủ yếu là tác dụng thông qua enzyme đặc hiệu của mỗi quá trình.

c) Để đảm bảo nấm phát triển tốt cấn đảm bảo các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, cần chú ý vệ sinh nguồn nước tưới.

d) Trùng sốt rét, trùng kiết lị, amip ăn não,…

Câu 8:

a) Nêu những điểm khác nhau giữa nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo?

b) Sử dụng dây mềm, băng dính và viên bi nhỏ để tạo ra một con lắc. Kéo viên bi một đoạn rồi buông tay cho viên bi chuyển động.

- Ở vị trí nào viên bi có thế năng hấp dẫn lớn nhất? Hãy giải thích.

- Nêu sự chuyển hóa qua lại giữa thế năng hấp dẫn và động năng trong quá trình viên bi chuyển động.

a) Nêu những điểm khác nhau giữa nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo? b) Sử dụng dây mềm, băng dính và viên bi nhỏ để tạo ra một con lắc. Kéo viên bi một đoạn rồi buông tay cho viên bi chuyển động. - Ở vị trí nào viên bi có thế năng hấp dẫn lớn nhất? Hãy giải thích. - Nêu sự chuyển hóa qua lại giữa thế năng hấp dẫn và động năng trong quá trình viên bi chuyển động. (ảnh 1)
Xem đáp án

a)

- Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên; có thể phục hồi thông qua quá trình tự nhiên.

- Năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên nhưng mất thời gian dài để hình thành và không thể phục hồi như ban đầu.

b)

- Khi ở cao nhất, viên bi có thế năng lớn nhất.

- Khi viên bi xuống thấp thì thế năng hấp dẫn của nó dần thành động năng.

- Khi viên bi lên cao thì động năng của viên bi dần thành thế năng hấp dẫn.

Câu 9:

Mẹ em sử dụng chiếc cân cầm tay như hình bên dưới để đi chợ.
 
Em hãy cho biết: a) GHĐ và ĐCNN của cân. b) Mẹ em cần chú ý điều gì khi sử dụng cần để có thể giữ cho cân được “bền”. c) Cách sử dụng cân. (ảnh 1)

a) GHĐ: 5 kg; ĐCNN: 0,05 kg (0,5 lạng).

b) Chú ý: chỉ cân được những vật có khối lượng nhỏ hơn 5 kg. Cân chỉ chính xác tới 0,05 kg (tức là 0,5 lạng).

c) Cách sử dụng:

- Ước lượng vật cần cân sao cho khối lượng vật cần cân nhỏ hơn GHĐ của cân.

- Treo vật cần cân vào móc, theo phương thẳng đứng, phía dưới vật không chạm vật nào.

- Đặt mắt ngang với cân để đọc kết quả. Kim gần với vạch nào nhất thì đó chính là số đo khối lượng của vật.
Xem đáp án

a) GHĐ: 5 kg; ĐCNN: 0,05 kg (0,5 lạng).

b) Chú ý: chỉ cân được những vật có khối lượng nhỏ hơn 5 kg. Cân chỉ chính xác tới 0,05 kg (tức là 0,5 lạng).

c) Cách sử dụng:

- Ước lượng vật cần cân sao cho khối lượng vật cần cân nhỏ hơn GHĐ của cân.

- Treo vật cần cân vào móc, theo phương thẳng đứng, phía dưới vật không chạm vật nào.

- Đặt mắt ngang với cân để đọc kết quả. Kim gần với vạch nào nhất thì đó chính là số đo khối lượng của vật.

Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương