Thứ bảy, 21/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Đề ôn thi hsg KHTN 6 cấp trường có đáp án (Tự luận) (Đề 9)

Đề ôn thi hsg KHTN 6 cấp trường có đáp án (Tự luận) (Đề 9)

Đề ôn thi hsg KHTN 6 cấp trường có đáp án (Tự luận) (Đề 9)

  • 37 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc đoạn thông tin sau:

    Cá voi xanh hay còn được biết đến với cái tên cá ông. Cá ông thuộc phân bộ Mysticeti (cá voi tấm sừng hàm). Chúng sinh sống ở tất cả đại dương trên Trái Đất. Chúng tiến hoá từ những loài động vật có vú sống trên đất liền và họ hàng gần với chúng nhất là hà mã.

Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:  a) Nhờ những đặc điểm nào mà cá voi được xếp vào lớp thú?  b) Quan sát bên ngoài, đặc điểm nào để phân biệt giữa loài thú biết bơi so với động vật ở loài cá?  c) Hiện nay loài cá voi có số lượng còn rất ít, theo em cần phải làm gì để bảo vệ cá voi không tuyệt chủng? (ảnh 1)

    Thoạt nhìn, cá voi giống cá. Song cũng như thú, cá voi là loài có vú, một động vật hằng nhiệt, thai sinh nuôi bằng sữa mẹ. Do đó cá voi là loài thú biết bơi. Hằng triệu năm trước tổ tiên chúng rời bỏ đất liền ra sống ngoài biển khơi. Thời gian trôi đi chúng tiến hóa thích nghi với môi trường, trở nên trơn láng do lông mao tiêu giảm và thân hình khuôn dài. Không như loài cá lấy oxygen từ nước, cá voi phải thường xuyên nổi lên mặt nước để thở. Dùng oxygen của không khí rất hiệu quả, nên hầu hết cá voi ở biển là những tay bơi rất giỏi và những thợ săn cừ khôi. Người ta ghi nhận cá voi sát thủ có thể bơi với vận tốc 56 km/h nhờ khối lượng cơ bắp mạnh mẽ. Không như loài cá, cá voi có vây đuôi nằm ngang và bơi theo chiều dọc.

    Con đực thường lớn hơn con cái, vào mùa xuân là thời điểm thích hợp để các voi giao phối, thời gian mang thai của chúng thường kéo dài một năm. Cá voi sinh con thường chọn những vùng biển ấm áp, sau khi ra đời cá voi con bám theo mẹ để tận hưởng dòng sữa đầy chất béo của mẹ.

    Chẳng có nhóm động vật nào bị săn bắt một cách tàn nhẫn như cá voi. Đã có thời kì chúng có mặt khắp đại dương, nhưng bây giờ còn rất ít do nạn săn bắt, ô nhiễm môi trường nước do đó khả năng chẳng bao giờ có thể hồi phục được số lượng.

Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nhờ những đặc điểm nào mà cá voi được xếp vào lớp thú?

b) Quan sát bên ngoài, đặc điểm nào để phân biệt giữa loài thú biết bơi so với động vật ở loài cá?

c) Hiện nay loài cá voi có số lượng còn rất ít, theo em cần phải làm gì để bảo vệ cá voi không tuyệt chủng?

Xem đáp án

a) Cá voi là loài có vú, một động vật hằng nhiệt, con sinh ra được nuôi bằng sữa mẹ.

b) Thú bơi có vây đuôi nằm ngang loài có có vây đuôi nằm theo chiều dọc. Thú bơi theo chiều dọc còn cá bơi theo chiều ngang.

c)

+ Cấm tiêu thụ săn bắt trái phép;

+ Tuyên truyền cho người dân;

+ Có thể đề nghị lên các cấp trên về vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm để họ có những giải pháp hiệu quả;

+ Xây dựng các khu bảo tồn;

+ Ngăn chặn các hành vi buôn bán động vật trái phép;

+ Không gây ô nhiễm môi trường nước.

Câu 2:

a) Khi đốt cháy 1 lít xăng, cần 1950 lít oxygen và sinh ra 1248 lít khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 lít xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km và thể tích khí carbon dioxide đã sinh ra. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.

b) Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?

c) Ta đã biết, 100g ngô và 100g gạo đều sinh ra năng lượng là 1528kJ. Vậy tại sao ta không ăn ngô thay gạo?

Xem đáp án

a)

- Thể tích không khí cần là: 1950 x 7 x 5 = 68 250 (lít).

- Thể tích khí carbon dioxide sinh ra: 1248 x 7 = 8736 (lít).

b)

- Không khí bị ô nhiễm, không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống thực vật mà còn phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử...

- Bảo vệ không khí trong lành ta phải làm:

          + Phải xử lí khí thải các nhà máy các lò đốt, các phương tiện giao thông... để hạn chế mức thấp nhất việc thải ra khí quyển các khí có hại như CO, CO2, bụi, khói,...

          + Bảo vệ rừng trồng rừng, trồng cây xanh, là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành.

c) Ta có: 100g gạo cung cấp năng lượng bằng 100g ngô nhưng người ta thường xuyên ăn gạo vì gạo dễ tiêu hóa hơn ngô. Ngoài ra, gạo còn chứa những dưỡng chất tốt cho cơ thể nhiều hơn so với ngô.

Câu 3:

Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết:

Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết: (ảnh 1)

a) Nước suối, nước máy có phải là nước tinh khiết không?

b) Tại sao khi đun nước lấy từ máy lọc nước thì bên trong ấm ít bị đóng cặn hơn.

c) Làm thế nào để có thể làm sạch cặn trong ấm.

Xem đáp án

a) Nước suối, nước máy không phải là nước tinh khiết vì ngoài nước còn có thêm các chất khác (chất đóng cặn).

b) Đun sôi nước lấy từ máy lọc sẽ xuất hiện ít cặn trong ấm hơn vì máy lọc đã loại bỏ bớt các chất có trong nước tự nhiên.

c) Nếu có cặn trong ấm, chúng ta có thể dùng giấm ăn hoặc nước chanh để ngâm ấm một thời gian, các chất cặn sẽ tan ra hết.

Câu 5:

An và Ngọc thảo luận nhóm quan sát hình một số loại mô:

An cho rằng hình 1 là mô dẫn chỉ có ở thực vật, hình số 2 là mô thần kinh chỉ có ở động vật. Ngọc cho rằng hình 1 là mô cơ, hình 2 là mô liên kết đều có ở tế bào động vật. a) Em hãy nhận xét ý kiến của 2 bạn. b) Mỗi loại mô em hãy cho 2 ví dụ về cơ quan được hình thành từ mô đó. (ảnh 1)

An cho rằng hình 1 là mô dẫn chỉ có ở thực vật, hình số 2 là mô thần kinh chỉ có ở động vật.

Ngọc cho rằng hình 1 là mô cơ, hình 2 là mô liên kết đều có ở tế bào động vật.

a) Em hãy nhận xét ý kiến của 2 bạn.

b) Mỗi loại mô em hãy cho 2 ví dụ về cơ quan được hình thành từ mô đó.

Xem đáp án

a) Nhận xét: bạn An cho rằng hình 1 là mô dẫn chỉ có ở thực vật là sai, hình 2 là mô thần kinh chỉ có ở động vật là đúng. Ngọc cho rằng hình 1 là mô cơ chỉ có tế bào động vật là đúng, hình 2 là mô liên kết đều có ở tế bào động vật là sai.

Hình 1 là mô cơ, hình 2 là mô thần kinh.

b) Mô cơ (ví dụ: mô dạ dày, ruột non,….); mô thần kinh (ví dụ: mô não, tủy sống,…).

Câu 6:

a) Quan sát hình và nêu một số thiên tai ở nước ta? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng? Hãy đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên.

b) Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất.

Xem đáp án

a)

- Một số thiên tai ở nước ta: xói mòn, hạn hán, lũ lụt, sạt lỡ đất,…..

- Nguyên nhân làm gia tăng các thiên tai ở nước ta những năm gần đây do diện tích rừng bị thu hẹp, các cây gỗ lớn trong rừng bị giảm do cháy rừng và các hoạt động chặt phá, đốt rừng,…..

- Các biện pháp giúp hạn chế tình trạng trên: trồng nhiều cây xanh, bảo vệ rừng,….

b) Rừng là lá phổi của Trái Đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí. Hầu hết lượng khí
O2 trên Trái đất này được sinh ra nhờ vào thực vật xanh trong rừng. Rừng cũng là máy hút bụi khổng lồ của con người. Do trên mỗi phiến lá có một lớp lông dày nên nó có thể chặn lại những chất gây ô nhiễm.

Câu 7:

a) Nêu hướng và độ lớn các lực trong hình vẽ sau, cho tỉ lệ xích 1 cm ứng với 10 N.

a) Nêu hướng và độ lớn các lực trong hình vẽ sau, cho tỉ lệ xích 1 cm ứng với 10 N. b) Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100 g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5 cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5cm. Hãy xác định khối lượng của vật nặng treo vào lò xo trong trường hợp này. c) Em hãy cho biết tên của các nhiệt kế dưới đây. (ảnh 1)

b) Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100 g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5 cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5cm. Hãy xác định khối lượng của vật nặng treo vào lò xo trong trường hợp này.

c) Em hãy cho biết tên của các nhiệt kế dưới đây.

a) Nêu hướng và độ lớn các lực trong hình vẽ sau, cho tỉ lệ xích 1 cm ứng với 10 N. b) Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100 g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5 cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5cm. Hãy xác định khối lượng của vật nặng treo vào lò xo trong trường hợp này. c) Em hãy cho biết tên của các nhiệt kế dưới đây. (ảnh 2)
Xem đáp án

a) Lực tác dụng vào vật A có độ lớn 30 N, có hướng nằm ngang từ trái sang phải.  

b) Vì độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo vào lò xo nên ta có

a) Nêu hướng và độ lớn các lực trong hình vẽ sau, cho tỉ lệ xích 1 cm ứng với 10 N. b) Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100 g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5 cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5cm. Hãy xác định khối lượng của vật nặng treo vào lò xo trong trường hợp này. c) Em hãy cho biết tên của các nhiệt kế dưới đây. (ảnh 3)

c)

          Hình 1: Nhiệt kế điện tử.    Hình 2: Nhiệt kế rượu.

          Hình 3: Nhiệt kế thủy ngân.          Hình 4: Nhiệt kế hồng ngoại.


Câu 8:

a) Quan sát cấu tạo vi khuẩn và cho biết từng thành phần và vai trò của chúng.

a) Quan sát cấu tạo vi khuẩn và cho biết từng thành phần và vai trò của chúng. b) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Bệnh sốt xuất huyết do một loại ….(A)…. gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở cả …..(B)….. và trẻ em. Vật trung gian truyền bệnh là …..(C)….. Để phòng bệnh cần loại bỏ nơi sống của muỗi và ấu trùng là ………(D)…. c) Có ý kiến: “Môi trường trồng nấm rơm tốt nhất là gần địa điểm có chăn nuôi gia súc”. Theo em ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích. (ảnh 1)

b) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Bệnh sốt xuất huyết do một loại ….(A)…. gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở cả …..(B)….. và trẻ em. Vật trung gian truyền bệnh là …..(C)….. Để phòng bệnh cần loại bỏ nơi sống của muỗi và ấu trùng là ………(D)….

c) Có ý kiến: “Môi trường trồng nấm rơm tốt nhất là gần địa điểm có chăn nuôi gia súc”. Theo em ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích.

Xem đáp án

a)

Vi khuẩn có cấu tạo đơn bào, hầu hết có thành tế bào bao ngoài màng tế bào.

- Vật chất di truyền: gồm vùng nhân và plasmid ở ngoài tế bào chất.

- Tế bào chất: chứa các hạt ribôxôm.

- Thành tế bào: quy định hình dạng của tế bào.

- Roi: có ở nhiều loài vi khuẩn, làm nhiệm vụ di chuyển.

- Lông: giúp vi khuẩn bám vào vật chủ.

b) (A) virus; (B) người lớn; (C) muỗi vằn; (D) bụi rậm, nơi có nước đọng.

c) Ý kiến trên hoàn toàn sai.

          Những địa điểm có chăn nuôi gia súc, gia cầm thường dễ bị ô nhiễm, khuôn viên mất vệ sinh, ẩm thấp là điều kiện cho nấm mốc, các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nấm rơm trồng gần những nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm, dễ ảnh hưởng giảm năng suất và chất lượng nấm.

          Môi trường nấm phải đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, cao ráo, bằng phẳng, không bị ngập úng; tránh những nơi chăn nuôi, khu vực chất thải, nước sinh hoạt. Lưu ý tưới nấm bằng nước sạch như nước song, mương, giếng khoan,…. tránh nước nhiễm phèn, mặn, hôi thối.


Câu 9:

a) Kể tên ít nhất 3 dạng năng lượng mà em biết và cho ví dụ minh hoạ?

b) Biểu đồ dưới đây cho biết năng lượng điện được sản xuất từ các nguồn khác nhau ở nước ta năm 2020.

a) Kể tên ít nhất 3 dạng năng lượng mà em biết và cho ví dụ minh hoạ? b) Biểu đồ dưới đây cho biết năng lượng điện được sản xuất từ các nguồn khác nhau ở nước ta năm 2020. (ảnh 1)

(b1) Năng lượng điện được tạo ra từ nguồn năng lượng nào nhiều nhất?

(b2) Có bao nhiêu phần trăm năng lượng điện được tạo ra từ năng lượng hoá thạch.

Xem đáp án

a)

Động năng: do vật chuyển động.

Thế năng hấp dẫn: vật ở trên cao so với mặt đất.

Thế năng đàn hồi: khi lò xo, dây cao su,….biến dạng.

Quang năng: Mặt trời, bóng đèn, lửa,…phát ánh sáng.

Nhiệt năng: hòn than cháy, cốc nước nóng,…

Hóa năng: do quá trình biến đổi hóa học như pin, thực phẩm, xăng dầu,…

b)

 (b1) Năng lượng điện được tạo ra từ nguồn nhiệt điện than nhiều nhất.

 (b2) Năng lượng điện được tạo ra là từ năng lượng hoá thạch (bao gồm: nhiệt điện than, nhiên liệu khí đốt và điện hạt nhân) là 67,5%.

Câu 10:

Hãy giải thích tạo sao các vận động viên đua xe đạp lại đội chiếc mũ có hình dạng đặc biệt như hình bên dưới và khi đi thường cuối gập người xuống?

Hãy giải thích tạo sao các vận động viên đua xe đạp lại đội chiếc mũ có hình dạng đặc biệt như hình bên dưới và khi đi thường cuối gập người xuống? (ảnh 1)
Xem đáp án
Các vận động ciên đua xe đạp lại đội một chiếc mũ có hình dạng đặc biệt (hình khí động học) và khi đi thường cúi gập người xuống để giảm lực cản của không khí.

Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương