IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Đề thi KHTN 6 Giữa học kì 1 có đáp án

Đề thi KHTN 6 Giữa học kì 1 có đáp án

Đề thi KHTN 6 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)

  • 1093 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên?

Xem đáp án

Câu 1:

Khoa học tự nhiên bao gồm rất nhiều lĩnh vực: Sinh học nghiên cứu về sự sống; Hóa học nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chúng; Vật lí học nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng; Khoa học trái đất nghiên cứu về cấu tạo của Trái đất và bầu khí quyển bao quanh nó; Thiên văn học nghiên cứu các thiên thể,..

→ Địa lý không thuộc khoa học tự nhiên.

Đáp án B.


Câu 2:

Phương án nào thể hiện đúng nội dung của biển cảnh báo?

Xem đáp án

- Hình A: Biển báo nguy hiểm về điện.

- Hình B: Biển báo cấm lửa

- Hình C: Biển báo lối thoát hiểm

- Hình D: Biển báo chất ăn mòn

Đáp án C.


Câu 3:

Cách bảo quản kính lúp nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Để bảo quản kính lúp ta nên:

- Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm.

- Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng (nếu có).

- Không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn.

Đáp án B.


Câu 4:

Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?

Xem đáp án

Để thu được kết quả đo chính xác, ta cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

Bước 3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

Bước 4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

Đáp án B.


Câu 5:

Trong các đơn vị khối lượng sau đây: tấn, tạ, lạng, gam đơn vị nào là đơn vị đo lớn nhất?

Xem đáp án

Sắp xếp các đơn vị đo khối lượng từ nhỏ đến lớn: gam, lạng, tạ, tấn.

1 lạng = 100 g

1 tạ = 100 kg = 100 000 g

1 tấn = 1000 kg = 1000 000 g

Đáp án A.


Câu 6:

Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

Xem đáp án

Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.

Đáp án C.


Câu 7:

Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử?

(1) Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0.

(2) Chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE.

(3) Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.

(4) Nhấn nút START/STOP để kết thúc đo.

Xem đáp án

Các bước để đo được thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử:

- Chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE.

- Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0.

- Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.

- Nhấn nút START/STOP để kết thúc đo.

Đáp án B.


Câu 8:

Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

Xem đáp án

Giải thích: Sự sôi là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi, xảy ra trong toàn bộ khối chất lỏng. Sự sôi chỉ xảy ra tại nhiệt độ sôi.

Đáp án C.


Câu 9:

Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh?

Xem đáp án

Carbon dioxide tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh, cây xanh hấp thụ carbon dioxide và thải ra khí oxygen.

Đáp án D.


Câu 10:

Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?

Xem đáp án

Nguyên liệu được sử dụng trong lò nung vôi là đá vôi.

Đáp án A.


Câu 11:

Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

Xem đáp án

Đáp án: C

Tùy theo chức năng và cấu tạo mà các tế bào khác nhau sẽ có hình dạng và kích thước khác nhau.


Câu 12:

Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi?

Xem đáp án

Đáp án: A

Tế bào biểu bì vảy hành có kích thước rất nhỏ nên cần phải quan sát dưới kính hiển vi.


Câu 13:

Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm những thành phần nào?
Xem đáp án

Đáp án: A

Hệ thống phóng đại của kính hiển vi gồm:

- Thị kính (kính để mắt vào quan sát): có ghi 5x (gấp 5 lần), 10x (gấp 10 lần)…

- Vật kính (kính sát với vật cần quan sát): có ghi 10x, 40x,…


Câu 14:

Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là?

Xem đáp án

Đáp án: A

Tế bào thần kinh là loại tế bào dài nhất trong cơ thể người. Chiều dài của nó vào khoảng 13 – 60mm, có thể dài đến 100cm.


Câu 15:

Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?

Xem đáp án

Đáp án: C

Tế bào là đơn vị cấu tạo của các vật sống. Cây bạch đàn là vật sống nên được cấu tạo từ tế bào.


Câu 16:

Cây lớn lên nhờ đâu?

Xem đáp án

Đáp án: A

Nhờ sự lớn lên và phân chia của tế bào mà cây có thể lớn lên (tăng kích thước và tiến hành sinh sản).


Câu 17:

Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện quá trình sống cơ bản nào?

Xem đáp án

Đáp án: D

Cơ thể sinh vật có thể thực hiện các quá trình sống cơ ản là: hô hấp, sinh trưởng, sinh sản, cảm ứng và vận động.


Câu 18:

Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống?

Xem đáp án

Đáp án: A

Hòn đá, chiếc bút, viên phấn, con dao ở các đáp án khác là vật không sống.


Câu 19:

Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống?

Xem đáp án

Đáp án: C

Con gà, con chó, cây nhãn, là vật sống.

Câu 20:

Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là?

Xem đáp án

Đáp án: A

Áp dụng công thức: N = a × 2n  ta có:

Từ một tế bào ban đầu, sau 5 lần phân chia ta sẽ thu được số tế bào con là:

N = 1 × 25 = 32 (tế bào)

Với:

- N: số tế bào con tạo thành

- a: số tế bào ban đầu

- n: số lần phân chia


Câu 21:

Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một

Xem đáp án

Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một lực đẩy.

Đáp án A


Câu 22:

Lực đẩy mà lò xo lá tròn tác dụng lẽn xe đã làm 

Xem đáp án

Lực đẩy mà lò xo lá tròn tác dụng lẽn xe đã làm biến đổi chuyển động của xe.

Đáp án A


Câu 23:

Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là?

Xem đáp án

Để đo độ lớn của lực ta cần dùng lực kế

Đáp án A

Câu 24:

Biến dạng nào sau đây không phải là biến dạng đàn hồi?

Xem đáp án

A – là biến dạng đàn hồi vì lò xo có thể trở về hình dạng ban đầu.

B – là biến dạng đàn hồi vì dây cao su có thể trở về hình dạng ban đầu.

C – là biến dạng đàn hồi vì quả bóng cao su có thể trở về hình dạng ban đầu.

D – không phải biến dạng đàn hồi vì que nhôm không thể trở về hình dạng ban đầu.

Đáp án D


Câu 25:

Khi đo lực thì trường hợp nào phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng?  

Xem đáp án

Khi đo trọng lượng của vật thì phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng.

Đáp án A


Câu 26:

Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với

Xem đáp án

Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.

Đáp án C


Câu 27:

Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng là

Xem đáp án

Trọng lượng của một túi đường có khối lượng 2kg là:

P = 10. m = 10 . 2 = 20N

Đáp án C


Câu 28:

Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

Xem đáp án

Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

+ Điểm đặt

+ Phương

+ Chiều

+ Độ lớn

Đáp án D

Câu 29:

Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, chỉ số của lực kế là 2N. Điều này có nghĩa

Xem đáp án

Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, chỉ số của lực kế là 2N. Điều này có nghĩa trọng lượng của vật bằng 2N.

=> khối lượng của vật là m = P : 10 = 0,2 kg = 200g

Đáp án B


Câu 30:

Đơn vị nào sau đây là đơn vị của lực?

Xem đáp án

Đơn vị của lực là niuton (N)

Đáp án C


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương