Trắc nghiệm Địa 9 Bài 3 (có đáp án): Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (phần 2)
Trắc nghiệm Địa 9 Bài 3 (có đáp án): Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (phần 2)
-
2088 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị.
Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2 năm 2003).
Chọn: B.
Câu 2:
Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực
Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2).
Chọn: A.
Câu 3:
Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở
Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị.
Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2).
Chọn: C.
Câu 4:
Mật độ dân số của khu vực miền núi khoảng
Miền núi dân cư thưa thớt, mật độ dân số chỉ khoảng 100 người/km2
Chọn: D.
Câu 5:
Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở
Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn (74%), ít hơn ở thành thị (26%).
Chọn: C.
Câu 6:
Tỉ lệ dân nông thôn nước ta có đặc điểm
Dân cư nước ta phần lớn sinh sống ở khu vực nông thôn. Tỉ lệ dân nông thôn là 74%, tỉ lệ dân thành thị là 26%.
Chọn: C.
Câu 7:
Người Kinh ở vùng nông thôn sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là
Người Kinh ở vùng nông thôn sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là làng, ấp.
Chọn: A.
Câu 8:
Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là
Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là buôn, plây.
Chọn: C.
Câu 9:
,Người Tày, Thái Mường gọi các điểm dân cư là
Người Tày, Thái, Mường gọi các điểm dân cư là bản
Chọn: D.
Câu 10:
Người Khơ-me gọi các điểm dân cư là
Người Khơ-me gọi các điểm dân cư là phum, sóc.
Chọn: C.
Câu 11:
Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là
Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là nông nghiệp.
Chọn: B.
Câu 12:
Do hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở nông thôn là nông nghiệp nên các điểm dân cư nông thôn thường phân bố
Do hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở nông thôn là nông nghiệp nên các điểm dân cư nông thôn thường phân bố trải rộng theo lãnh thổ.
Chọn: A.
Câu 13:
Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô
Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ
Chọn: C.
Câu 14:
Trình độ đô thị hóa nước ta có đặc điểm gì?
Trình độ đô thị hóa nước ta còn thấp, các đô thị chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ.
Chọn: C.
Câu 15:
Tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư không đều đối với khu vực miền núi là
Miền núi tập trung nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có nhưng dân cư lại thưa thớt => thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế.
Chọn: B.
Câu 16:
Đâu không phải tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư đối với khu vực đồng bằng?
Khu vực đồng bằng dân cư tập trung đông đúc nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên lại gây ra các tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và các tệ nạn xã hội.
->Thiếu lao động không phải tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư không đều đối với khu vực đồng bằng.
Chọn: D.
Câu 17:
Đâu không phải là đặc điểm của quần cư nông thôn?
Quần cư nông thôn có đặc điểm là: Dân cư sống tập trung thành các điểm dân cư (làng, ấp, bản, buôn...); nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt; mật độ dân cư thấp; hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
=> Nhận xét A, C, D đúng
Nhận xét B. hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ => không đúng
Chọn: B.
Câu 18:
Sự khác biệt lớn nhất về mặt kinh tế giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị là
Sự khác biệt lớn nhất về mặt kinh tế giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị là hoạt động kinh tế chủ yếu. Quần cư nông thôn có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, còn quần cư thành thị là dịch vụ.
Chọn: B.
Câu 19:
Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển là do
Vùng đồng bằng ven biển có điều kiện sống thuận lợi: vị trí dễ dàng cho giao lưu với các khu vực và nước ngoài; địa hình bằng phẳng, khí hậu mát mẻ, tài nguyên biển giàu có…
=> thuận lợi cho các hoạt động sinh sống, phát triển kinh tế nên dân cư tập trung đông đúc.
Chọn: A.
Câu 20:
Dân cư phân bố thưa thớt ở các vùng trung du miền núi là do
Vùng trung du miền núi có nhiều điều kiện sống khó khăn: địa hình đồi núi khó khăn cho việc đi lại, khí hậu không thuận lợi, gây khó khăn cho sản xuất, … -> dân cư phân bố thưa thớt.
Chọn: A.