Thứ bảy, 09/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1 (có đáp án): Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1 (có đáp án): Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1 (có đáp án): Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

  • 7007 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 10 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả

Xem đáp án

Gợi ý: Kiến thức cơ bản SGK trang 3.

Đáp án: C.


Câu 2:

Dân tộc Kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số nước ta?

Xem đáp án

Gợi ý: Kiến thức cơ bản SGK trang 3.

Đáp án: B.


Câu 3:

Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm:

Xem đáp án

Gợi ý: Kiến thức cơ bản SGK trang 5.

Đáp án: C.


Câu 4:

Sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do

Xem đáp án

Gợi ý: Do đặc trung về tập quán sản xuất. VD: Người Kinh trồng lúa nước nên tập trung ở đồng bằng nơi có nguồn nước dồi dào. Người Mông làm nương nên sinh sống ở vùng cao.

Đáp án: B.


Câu 5:

Các dân tộc ít người chủ yếu sống tập trung ở

Xem đáp án

Gợi ý: Kiến thức cơ bản SGK trang 5.
Đáp án: B.


Câu 6:

Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

Xem đáp án

Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và duyên hải ven biển kéo dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

Đáp án: A.


Câu 7:

Trung du niền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:

Xem đáp án

Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông, Khơ Mú,…

Đáp án: A.


Câu 8:

Duyên hải Nam Trung bộ và Nam bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc

Xem đáp án

Vùng duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt.

Đáp án: A.


Câu 9:

Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của

Xem đáp án

Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Thái, Mường.

Đáp án: B.


Câu 10:

Trên các vùng núi cao ở Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc

Xem đáp án

Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người dân tộc Mông. Người dân tộc Mông ở Việt Nam hiện nay có trên 1 triệu người.

Đáp án: A.


Câu 11:

Giá trị văn hóa dân gian nào sau đây thuộc về các dân tộc sống ở khu vực Tây Nguyên?

Xem đáp án

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể đã được USNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Đáp  án: B.


Câu 12:

Giá trị văn hóa nào dưới đây được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể?

Xem đáp án

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2012.

Đáp án: A.


Câu 13:

Trang phục truyền thống của người Kinh ở khu vực đồng bằng Nam Bộ là

Xem đáp án

Trang phục truyền thống của người Kinh ở khu vực đồng bằng Nam Bộ là áo bà ba cùng với chiếc khăn rằn.

Đáp án: B.


Câu 14:

Áo tứ thân là trang phục truyền thống của dân tộc nào?

Xem đáp án

Áo tứ thân là trang phục truyền thống của dân tộc Kinh ở miền Bắc.

Trang phục truyền thống của dân tộc Thái là áo cóm, váy đen và chiếc khăn piêu.

Bộ quần áo của phụ nữ dân tộc Mông gồm có khăn quấn đầu, khăn len (cũng là khăn đội đầu) được dệt bằng tay, váy, yếm được thêu bằng tay.

Nam giới người Nùng thường mặc áo dài ngang hông, tứ thân, may áo gần sát người, tay áo dài và rộng, cổ áo khoét tròn, áo có 7 cúc và thường có 4 túi hoặc 2 túi. Trang phục của phụ nữ Nùng phong phú và đa đạng hơn. Phụ nữ Nùng thường mặc cả loại áo 5 thân và 4 thân.

Đáp án: B.


Câu 15:

Đâu không phải là nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc ít người ở nước ta?

Xem đáp án

Chợ phiên, tục bắt vợ, hội chơi núi mùa xuân là những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc ít người ở vùng trung du miền núi phía Bắc (dân tộc Mông). Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Kinh (đồng thời là ngôn ngữ phổ thông của nước Việt Nam).

=> Nhận xét: A, B, D đúng; nhận xét C không đúng.

Đáp án: C.


Câu 16:

Đâu là sản phẩm thủ công nổi bật của người Thái, Dao, Mông?

Xem đáp án

Sản phẩm thủ công nổi bật của người Thái, Dao, Mông là hàng thổ cẩm. Thổ cẩm là loại hàng vải dệt thủ công giàu họa tiết và các họa tiết này thường nổi lên mặt vải giống như được thêu.

Đáp án: B.


Câu 17:

Đâu không phải là vai trò của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc ở miền núi nước ta?

Xem đáp án

Các dân tộc ít người ở vùng miền núi nước ta có trình độ phát triển kinh tế còn kém; mặt bằng dân trí thấp; phương thức sản xuất lạc hậu, chủ yếu là hoạt động du canh du cư.

=> Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội: thực hiện vận động định canh - định cư gắn với xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa hoạt động kinh tế, phát triển các vùng chuyên canh…. sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống người dân, từ đó nâng cao trình độ dân trí cho các đồng bào dân tộc ít người, củng cố an ninh quốc phòng; hạn chế nạn du canh du cư -> giúp giảm tình trạng chặt phá rừng bừa bãi cũng như diện tích đất hoang đồi núi trọc.

=> Nhận xét: A, C, D đúng

     Nhận xét: B. Tăng cường hoạt động du canh, du cư của các dân tộc ít người là không đúng.

Đáp án: B.


Câu 18:

Biện pháp nào sau đây để củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới?

Xem đáp án

Vùng biên giới ở nước ta chủ yếu là khu vực miền núi – nơi phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người, đời sống kinh tế - xã hội còn khó khăn. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho các dân tộc miền núi sẽ giúp người dân sinh sống ổn định sẽ giúp củng cố an ninh quộc phòng vùng biên giới.

Đáp án: A.


Câu 19:

Nhận định nào sau đây không đúng với ý nghĩa của chính sách phân bố lại dân cư-lao động của Đảng và Nhà nước?

Xem đáp án

Do sự khác biệt về quy mô dân số - nguồn lao động, trình độ phát triển kinh tế và sự phân bố tài nguyên thiên thiên giữa miền núi và đồng bằng:

- Miền núi tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên giàu có trong khi đó dân cư thưa thớt, chủ yếu dân tộc ít người có trình độ thấp -> chưa khai thác hết tiềm năng của vùng -> kinh tế chậm phát triển.

- Đồng bằng tập trung ít tài nguyên thiên nhiên nhưng có nguồn lao động dồi dào, chủ yếu dân tộc Kinh có trình độ cao, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt.

=> Cần thực hiện chính sách phân bố dân cư và lao động nhằm:  Phân bố lại dân cư – lao động một cách hợp lí hơn giữa các vùng (ví dụ: chính sách chuyển cư di chuyển một số dân tộc ít người ở phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên; một bộ phận dân cư ở đồng bằng lên miền núi sinh sống) à Từ đó sẽ khai thác tốt nhất các lợi thế về nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên ở mỗi vùng, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giúp giảm chênh lệch về trình độ kinh tế giữa các dân tộc ít người với người Kinh.

     Mặc dù có sự di chuyển địa bàn cư trú và nâng cao đời sống nhưng các dân tộc ở nước ta vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình.

=> Nhận xét B, C, D đúng.

     Nhận xét A. Sự khác biệt về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc giảm dần là không đúng.

Đáp án: A.


Câu 20:

Đâu không phải nguyên nhân làm cho cuộc sống của các dân tộc ít người gặp nhiều khó khăn dù khu vực miền núi có nhiều tài nguyên thiên nhiên?

Xem đáp án

Khu vực miền núi tập trung nhiều tài nguyên nhưng các tài nguyên này phân bố phân tán, lẻ tẻ hoặc ở những nơi khó khai thác. Địa hình hiểm trở gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải làm cho việc liên lạc, vận chuyển hàng hóa hay vật liệu từ các khu vực khác đến vùng núi hoặc ngược lại gặp nhiều khó khăn.

Khu vực miền núi cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai: lũ quét, sạt lở đất, … gây ra nhiều thiệt hại cho người dân. => A, B, C là nguyên nhân làm cho cuộc sống của các dân tộc ít người gặp nhiều khó khăn.

Nhà nước luôn có những chính sách tích cực giúp phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho các dân tộc ít người: các chương trình xóa đói giảm nghèo, hộ trợ cho vay vốn, …

Đáp án: D.


Bắt đầu thi ngay