Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 33: Tập tính ở động vật có đáp án
-
2031 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tập tính ở động vật bao gồm
Đáp án đúng là: C
Tập tính ở động vật bao gồm một chuỗi phản ứng của cơ thể đáp ứng các kích thích từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Câu 2:
Tập tính bẩm sinh là
Đáp án đúng là: A
Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Câu 3:
Tập tính học được khác tập tính bẩm sinh ở đặc điểm là
Đáp án đúng là: C
Tập tính học được là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Do đó, tập tính học được có số lượng không hạn chế, không có tính bền vững và mang tính đặc trưng cho từng cá thể.
Câu 4:
Cho bảng thông tin sau:
Tập tính |
Ví dụ |
(1) Tập tính bẩm sinh (2) Tập tính học được |
(a) Tập tính giăng tơ của nhện (b) Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ (c) Cá voi con ép miệng vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa (d) Tập tính bú mẹ của trẻ sơ sinh (e) Tập tính bơi của cá (f) Tập tính dùng đũa khi ăn |
Cách nối nối các tập tính với các ví dụ minh họa phù hợp là
Đáp án đúng là: B
- Tập tính bẩm sinh bao gồm: tập tính giăng tơ của nhện, tập tính bú mẹ của trẻ sơ sinh, tập tính bơi của cá.
- Tập tính học được bao gồm: gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ, cá voi con ép miệng vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa, tập tính dùng đũa khi ăn.
Câu 5:
Những phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự hình thành tập tính?
(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính.
(2) Không phải bất kì kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính.
(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính.
(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.
Đáp án đúng là: D
- (1) Sai, (2) Đúng. Chỉ có những kích thích đến ngưỡng mới gây ra phản ứng và nếu kích thích đến ngưỡng đó lặp lại nhiều lần thì có thể làm xuất hiện tập tính.
- (3) Sai, (4) Đúng. Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tập tính của động vật?
Đáp án đúng là: B
B. Sai. Tập tính không chỉ xuất hiện ở những động vật ở lớp Thú mà còn xuất hiện ở nhiều động vật có tổ chức thần kinh khác.
Câu 7:
Tập tính ngủ đông ở gấu Bắc Cực có vai trò là
Đáp án đúng là: A
Trong quá trình ngủ đông, gấu Bắc Cực giảm tiêu thụ năng lượng, đảm bảo lượng năng lượng tích lũy trước kì ngủ đông đủ để duy trì sự sống sót qua mùa đông lạnh giá và thiếu thức ăn.
Câu 8:
Cơ sở khoa học của biện pháp dùng đèn để bẫy côn trùng dựa trên
Đáp án đúng là: B
Côn trùng bị thu hút bởi ánh sáng. Do đó, người ta có thể sử dụng ánh sáng của bẫy đèn để thu hút côn trùng sa vào bẫy.
Câu 9:
Cơ sở khoa học của biện pháp đặt bù nhìn trên đồng ruộng dựa trên
Đáp án đúng là: A
Phương pháp đặt bù nhìn trên đồng ruộng dựa vào tập tính chạy trốn khi nhìn thấy người của một số động vật gây hại mùa màng. Tùy thuộc vào loài động vật, cần xua đuổi mà người nông dân lựa chọn vị trí và thời điểm đặt bù nhìn sao cho phù hợp.
Câu 10:
Trong học tập, người ta có thể vận dụng tập tính để
Đáp án đúng là: C
Trong học tập, người ta vận dụng cảm ứng để nâng cao kết quả học tập, hình thành những thói quen tốt và xóa bỏ những thói quen không tốt như: học ghi nhớ từ vựng, học thuộc bài, hình thành thói quen đọc sách,…