Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10: (có đáp án) Các nước Tây Âu (Phần 2)
-
1376 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nền kinh tế Tây Âu có đặc điểm gì nổi bật?
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều hậu quả nặng nề. Sau chiến tranh, nền kinh tế của các nước này hoàn toàn kiệt quệ:
- Ở Pháp, năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938.
- Ở Italia, tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
Để nhận được viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác - san, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?
Để nhận được viện trợ của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu phải không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có thái độ như thế nào đối với vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa cũ?
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, các nước tư bản Tây Âu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa của mình trước đây như Anh quay lại Ấn Đô, Pháp quay lại xâm lược Đông Dương…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm mục đích gì?
Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra năm 1949 nhằm mục đích chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
Năm 1990, ở nước Đức đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
Ngày 3-10-1990, Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên Bang Đức thành nước Đức thống nhất. Ngày nay, Đức là một quốc gia có thế lực kinh tế, quân sự lớn mạnh nhất Tây Âu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
Từ những năm 50 của thế kỉ XX, trong hoạt động kinh tế của các nước Tây Âu có điểm gì nổi bật?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục, một xu hướng ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực. Biểu hiện:
- Sự ra đời của “Cộng đồng than – thép châu Âu” (4-1951).
- “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (3-1957) rồi thành lập “Cộng đồng kinh tế châu Âu”.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?
Ngày 7-12-1991, các nước thành viên EC kí Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1-1-1993 đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời nhằm mục đích gì?
Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời nhằm hình thành một thị trường chung để xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa 6 nước, tiến tới thực hiện tự do lưu thông về nhân công và tư bản… Đồng thời có một chính sách thống nhất trong nông nghiệp và giao thông.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?
Đến cuối thập kỉ 90, EU chiếm ¼ GDP của thế giới, 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới
=> EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị- kinh tế lớn nhất hành tinh
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
Quốc gia nào là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu?
Năm 1949, trên lãnh thổ nước Đức đã hình thành hai nhà nước đi theo 2 con đường đối lập nhau, có sự chi phối của Mĩ và Liên Xô.
+ Các khu vực chiếm đóng của Mĩ, Anh, Pháp đã hợp nhất lại và thành lập Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (9-1949)
+ Ở phía đông nước Đức, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập (10-1949)
Sự tồn tại hai nhà nước Đức và sự phân đôi Béclin làm cho nước Đức trở thành một tâm điểm đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Xô - Mĩ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức mang tính chất gì?
Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức có tính chất là liên minh kinh tế - chính trị chung của các nước châu Âu. Tính chất này cũng phù hợp với mục tiêu khi thành lập EU.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12:
Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san là nguyên nhân khách quan quan trọng thúc đẩy sự hồi phục và phát triển của các nước Tây Âu sau chiến tranh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:
Thành công của Tây Âu trong quá trình khôi phục kinh tế - xã hội sau chiến tranh có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu chịu hậu quả nặng nề, kinh tế kiệt quệ, đất nước gặp nhiều khó khăn về mọi mặt. Tuy nhiên, với kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế 1945 – 1950 và sự viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san đã giúp Tây Âu cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14:
Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15:
Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:
- Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, có một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã có liên hệ mật thiết với nhau
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật và xu thế liên kết quốc tế
- Nhu cầu thắt chặt sự tin cậy lẫn nhau để khắc phục những nghi kị, chia rẽ trong lịch sử; đồng thời cũng là để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ
Đáp án cần chọn là: D