Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 6 (có đáp án): Các nước châu Phi
-
2735 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở
Đáp án: B
Giải thích:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc ở châu Phi diễn ra mạnh mẽ, nhất là khu vực Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong lục địa tiêu biểu là ở An-giê-ri, Ai Cập,..
Câu 2:
Năm 1960, có bao nhiêu nước châu Phi tuyên bố độc lập?
Đáp án: C
Giải thích:
Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước tuyên bố độc lập.
Câu 3:
Trước năm 1961, Nam Phi là thuộc địa của nước nào?
Đáp án: D
Giải thích:
Đầu thế kỉ XIX, Anh chiếm Nam Phi. Năm 1919, Liên bang Nam Phi được thành lập nằm trong khối Liên hiệp Anh.
Năm 1961, Liên bang Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi.
Câu 4:
Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu?
Đáp án: D
Giải thích:
(SGK – trang 28)
Câu 5:
Cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào lãnh đạo?
Đáp án: A
Giải thích:
Tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC) đã lãnh đạo người da đen tiến hành cuốc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc và được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Câu 6:
Ý nào dưới đây không phải kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi?
Đáp án: D
Giải thích:
- Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù.
- Năm 1993,chính quyền của người da trắng Nam Phi buộc phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
- Sau cuộc bầu cử tháng 4 – 1994, Nen-xơn Man-đê-la trúng cử, trở thành tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước này.
=> Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
Câu 7:
Tội ác lớn nhất của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi là gì?
Đáp án: D
Giải thích:
Chính quyền thực dân da trắng ban hành hơn 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc, người da đen hoàn toàn không có quyền tự do dân chủ.
Câu 8:
Sự kiện nào gắn liền với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?
Đáp án: C
Giải thích:
Nen-xơn Man-đê-la là lãnh tụ của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC) đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Ông cũng là thủ tướng người da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.
Câu 9:
Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định trong những năm 80 của thế kỉ XX?
Đáp án: D
Giải thích:
- Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, ở châu Phi thường xuyên sảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu giữa các sắc tộc, tôn giáo. Từ năm 1987 đến 1997, ở châu Phi có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến.
- Bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, nợ nần chồng chất. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, số nợ của các nước châu Phi lên tới 300 tỉ USD.
- Đến những năm 80, chế độ thực dân kiểu mới vẫn tồn tại ở châu Phi dưới hình thức chế độ phân biệt chủng tộc ở 3 nước châu phi là Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.
Câu 10:
Chiến lược “Kinh tế vĩ mô” (6/1996) ở Nam phi ra đời với tên gọi là gì?
Đáp án: D
Giải thích:
(SGK – trang 29)
Câu 11:
Anh (chị) hiểu như thế nào là chế độ A-pác-thai?
Đáp án cần chọn là: B
A-pác-thai (tiếng Hà Lan: Apartheid) là chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen
Câu 12:
Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?
Đáp án cần chọn là: A
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. Đánh đổ được chế độ này cũng là đánh đổ được một hình thái áp bức, bóc lột thực dân.
Câu 13:
Tình trạng không ổn định của châu Phi đặt ra yêu cầu gì cho toàn nhân loại hiện nay?
Đáp án cần chọn là: A
Hiện nay, châu Phi vẫn đang ở trong tình trạng không ổn định: xung đột sắc tộc tôn giáo diễn ra liên miên, đói nghèo, dịch bệnh hoành hành. Điều này đòi hỏi sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trên tất cả các lĩnh vực. Liên Hợp quốc cũng cần phải tăng cường những hoạt động có hiệu quả ở khu vực này.