Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 31 (có đáp án) Miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (Phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 31 (có đáp án) Miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (Phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 31 (có đáp án) Miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (Phần 2)

  • 990 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là:

Xem đáp án

Đáp án A

Do âm mưu của Mĩ là “dùng người Việt đánh người Việt” nên lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là quân đội Việt Nam Cộng hòa


Câu 2:

Ba mũi tiến công của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là:

Xem đáp án

Đáp án A

Ba mũi giáp công của quân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là chính trị, quân sự, binh vận


Câu 3:

Lực lượng trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt là:

Xem đáp án

Đáp án B

Lực lượng trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời từ trong phong trào Đồng Khởi


Câu 4:

Trước tình hình phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển Mĩ đã có hành động gì để ổn định tình hình?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong bối cảnh phong trào cách mạng miền Nam dâng cao, ngày 1-11-1963, Mĩ đã giật dây các tướng lĩnh lật đổ chính quyền của anh em Diệm- Nhu với hi vọng ổn định tình hình


Câu 5:

Sau chiến thắng Ấp Bắc (1963), trên toàn miền Nam đã dấy lên phong trào gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Sau chiến thắng Ấp Bắc (1963), trên toàn miền Nam đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”


Câu 6:

Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án B

Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở Việt Nam. Để cứu vãn tình hình, Mĩ đã đề ra và thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam


Câu 7:

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là “dùng người Việt đánh người Việt


Câu 8:

Trong chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965), Mĩ không thực hiện biện pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965) bao gồm

+ Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn: từ 170.000 người (năm 1961) đến 560.000 người (năm 1964), sử dụng phổ biến các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận

+ Mở các cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng

+ Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược" để đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, bình định miền Nam

+ Mĩ và chính quyền Sài Gòn tiến hành hoạt động hoạt phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới, vùng biên để ngăn chặn nguồn tiếp tế cho miền Nam.

=> Loại trừ đáp án: D


Câu 9:

Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án D

Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là ấp chiến lược nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền Nam


Câu 10:

Đâu không phải nguyên nhân khiến một phong trào chống Mĩ lại dấy lên khắp miền Nam sau chiến thắng Ấp Bắc (1963)?

Xem đáp án

Đáp án D

Ngày 2-1-1963, quân Giải phóng đã đẩy lui được cuộc càn quét của hơn 2000 quân Sài Gòn vào Ấp Bắc (Mĩ Tho). Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đã bước đầu đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch, đánh sụp lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. Chiến thắng này cũng chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Sau trận Ấp Bắc, phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” dấy lên khắp miền Nam


Câu 11:

Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án B

Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta


Câu 12:

Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm?

Xem đáp án

Đáp án C

Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn (6-1963) đã làm chấn động toàn cầu, tạo ra tâm lý phẫn nộ trong quần chúng, khiến hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Do đó đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền này


Bắt đầu thi ngay