Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 29 (có đáp án): Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 29 (có đáp án): Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 29 (có đáp án): Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước

  • 2941 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 10 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện bằng lực lượng nào?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn sử dụng vũ khí, hỏa lực của Mĩ.


Câu 2:

Địa danh nào được coi là Ấp Bắc đối với Mĩ?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

(SGK – trang 143)


Câu 3:

Tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được thể hiện ở chỗ nào?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Tính chất ác liệt của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được thể hiện ở chỗ Mĩ dồn toàn lực nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta, vừa đẩy mạnh chiến tranh bình định miền Nam vừa tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.


Câu 4:

Đâu là yếu tố bất ngờ nhất của cuộc tiến công và nổi dậy trong Tết Mậu Thân (1968)?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Ta chủ động tiến công địch vào thời điểm tết, mở đầu là cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị trong đêm 30 rạng sáng 31 – 1-1968, gây cho địch nhiều bất ngờ.


Câu 5:

Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965-1968 tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ?

Xem đáp án

Đáp án: D

Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) có ý nghĩa to lớn, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam, thừa nhận thất bại của Chiến lược Chiến tranh cục bộ, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc. Sau cuộc Tổng tiến công phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam của nhân dân Mĩ phát triển mạnh mẽ.


Câu 6:

Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pa-ri đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Với việc kí kêt Hiệp định Pa-ri buộc Mĩ phải rút quân đội khỏi Việt Nam, nhân dân ta đã đánh cho “Mĩ cút”. Đây là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến tới đánh cho “Ngụy nhào”, gải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


Câu 7:

Trong các điều khoản của Hiệp đinh Pari, điều khoản nào tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giải phóng miền Nam?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Mĩ rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng Việt Nam. Với việc ký Hiệp định Pa-ri, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu "đánh cho Mỹ cút", tạo ra so sánh lực lượng mới, thuận lợi cho việc thực hiện tiếp mục tiêu "đánh cho ngụy nhào" hoàn thành giải phóng miền nam.


Câu 8:

Nguyên nhân trực tiếp nào khiến Mĩ buộc phải kí vào hiệp định Pari (27/1/1973)?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Trận Điện Biên Phủ trên không là trận đánh quyết định của ta, đã buộc Mĩ phải trở lại Hội nghị Pa-ri và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 – 1  1973).


Câu 9:

Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là gì?

Xem đáp án

Đáp án: C

Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) được tiến hành bằng quân đội tay sai do cố vấn Mĩ chỉ huy. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.


Câu 10:

Điểm tương đồng giữa nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là gì?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

(SGK – trang 154)


Câu 11:

“Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay”. Hai câu thơ trên là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách gì

Xem đáp án

Đáp án A

Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay“. Hai câu thơ này là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách tố cộng, diệt cộng của Mĩ – Diệm thực hiện từ sau năm 1954 đến năm 1960.


Câu 12:

Phong trào "Đồng khởi" nổ ra tiêu biểu ở tỉnh nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phong trào nổi dậy của quần chúng, từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959). Sau đó lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng Khởi”, tiêu biểu ở Bến Tre.


Bắt đầu thi ngay