Dạng 9: Dạng bài tập liên quan tới nam châm có đáp án
-
791 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?
Đáp án đúng là: D
Mạt sắt đặt ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất.
Câu 2:
Xác định cực của kim nam châm ở hình dưới đây.
Đáp án đúng là: A
Ta thấy thanh nam châm và kim nam châm đang hút nhau.
Vậy, đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam (S), đầu bên phải là cực Bắc (N).
Câu 3:
Một vật được làm từ chất liệu nào thì được gọi là vật liệu từ?
Đáp án đúng là: C
Các vật làm từ sắt hoặc các hợp kim sắt thì được gọi là vật liệu từ.
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: C
A sai vì thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương nam – bắc.
B sai vì hai cực cùng tên đẩy nhau.
D sai nam châm chỉ hút được các vật làm từ vật liệu từ.
Câu 5:
Khi đưa cực từ của hai thanh nam châm lại gần nhau thì chúng
Đáp án đúng là: C
Khi đưa cực từ của hai thanh nam châm lại gần nhau thì chúng có thể hút hoặc đẩy nhau khi chúng khác cực hoặc cùng cực.
Câu 6:
Cho 3 thanh giống hệt nhau, trong đó có cả thanh nam châm và thanh sắt. Hãy chỉ ra cách xác định thanh nào là thanh nam châm, thanh nào là thanh sắt?
A, B xác định được thanh nam châm và thanh sắt.
C không xác định được.
Câu 7:
Nam châm có tác dụng gì?
Đáp án đúng là: D
Nam châm có tác dụng:
- Xác định phương hướng.
- Hút các vật liệu từ.
- Đẩy hoặc hút các nam châm khác.
Câu 8:
Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
Đáp án đúng là: C
Một nam châm vĩnh cửu hút được các vật bằng sắt.
Câu 9:
Một thanh nam châm bị tróc màu sơn đánh dấu hai cực, có thể sử dụng dụng cụ nào sau đây để xác định tên hai cực của nam châm?
Đáp án đúng là: A
Để xác định hai cực của nam châm bị tróc sơn người ta sử dụng một nam châm đã biết hai cực để xác định. Giả sử dùng một đầu cực N của nam châm thử đặt lại gần thanh nam châm bị tróc sơn, nếu hai thanh nam châm hút nhau thì đầu bị hút của thanh nam châm tróc sơn là cực S, đầu còn lại là cực N. Ngược lại nếu đẩy nhau thì xác định được đầu bị đẩy là cực N và đầu còn lại là cực S.
Câu 10:
Mỗi thanh nam châm vĩnh cửu thường có mấy cực?
Đáp án đúng là: B
Mỗi nam châm vĩnh cửu có hai cực là: cực bắc và cực nam.
Câu 11:
Khi được để tự do, thanh nam châm
Đáp án đúng là: C
Khi được để tự do, thanh nam châm định hướng Nam – Bắc.
Câu 12:
Khi kim nam châm đặt tại một vị trí trong từ trường thì kim nam châm
Đáp án đúng là: B
Khi kim nam châm đặt tại một vị trí trong từ trường thì kim nam châm luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam.