Trắc nghiệm Văn 10 Cánh diều Phân tích Đất nước có đáp án
-
121 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Cảm hứng chủ đạo: Quê hương đất nước (Đó là những suy cảm về một đất nước đầy đau thương nhưng lại giàu đẹp, hiền hòa, gần gũi và giàu truyền thống lịch sử cách mạng).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
Chủ đề của bài thơ là gì?
Chủ đề bài thơ: Bài thơ thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào sâu sắc về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Hà Nội trong hoài niệm của nhân vật trữ tình hiện lên như thế nào?
Hà Nội trong hoài niệm của nhân vật trữ tình là những cảnh vật thiên nhiên đặc trưng mùa thu: gió mùa thu, sáng chớm lạnh, hương cốm, phố dài xao xác hơi may cảnh hiện lên đẹp nhưng buồn và vắng lặng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
Độ dài các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu trong khổ thơ thứ 3 có tác dụng gì?
Độ dài các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu, cảm xúc đã giúp nhân vật trữ tình thể hiện sự thay đổi tâm trạng từ buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
Bức tranh đất nước trong “mùa thu nay” qua cảm nhận của nhân vật trữ tình hiện lên như thế nào?
- Tâm trạng con người thay đổi: Nhân vật “tôi” thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, hân hoan, phơi phới, tự hào.
- Cái nhìn thay đổi của thiên nhiên không còn im lặng nữa mà như đang cất tiếng nói, từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.
- Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn.
Bức tranh thu đẹp, tràn ngập niềm vui sướng, tự hào.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Tác giả cảm nhận đất nước trong chiến tranh như thế nào?
Đất nước trong chiến tranh hiện lên vô cùng đau thương: Nhà thơ nêu lên tội ác của giặc bằng những hình ảnh giàu tính khái quát như đồng quê chảy máu, dây thép gai – đâm nát trời chiều,... Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Từ khổ 5 – 10 những dòng thơ nào chủ yếu thể hiện cảm nhận về: Đất nước đau thương căm hờn?
Dòng thơ thể hiện đất nước đau thương, căm hờn:
- Bát cơm chan nước mắt
- Đứa đè cổ – đứa lột da.
- Súng nổ rung trời giận dữ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
Từ khổ 5 – 10 những dòng thơ nào chủ yếu thể hiện cảm nhận về: Đất nước quật cường anh dũng?
Xiềng xích chúng bay không khóa được
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
Đã đứng lên thành những anh hùng.
Những câu thơ thể hiện cảm nhận về đất nước quật cường anh dũng là:
- Xiềng xích chúng bay không khóa được
Súng đạn chúng bay không bắn được
- Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng
- Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Thời gian sáng tác bài thơ có gì đặc biệt?
Bài thơ được sáng tác trong một thời gian dài (1948 – 1955), tương đương với thời kì chống thực dân Pháp. Bài thơ có những đoạn lấy từ hai bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mitting (1949), đến năm 1955, Nguyễn Đình Thi viết thêm phần sau “Ôi những cánh...”
Dù viết nhiều lần nhưng bài thơ vẫn là một chỉnh thể nghệ thuật và là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi và văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám viết về đề tài đất nước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10:
Hình tượng đất nước trong khổ thơ cuối hiện lên như thế nào?
Hình tượng đất nước trong khổ thơ cuối:
- Từ hình tượng người lính chiến bước ra từ trong khói lửa chói lòa, lấm lem bùn đất đã khái quát hóa thành biểu tượng chung cho đất nước Việt Nam.
- Mang khuynh hướng sử thi và chất anh hùng ca, tượng đài Việt Nam sừng sững, uy nghi hiện ra từ trong máu lửa chiến tranh, kinh qua biết bao nhiêu cuộc chiến nhưng vẫn hùng dũng đứng thẳng, mạnh mẽ vươn mình, rũ sạch bùn đất của kiếp nô lệ lầm than suốt mấy mươi năm.
- Thể hiện sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân dân Việt Nam.
Hình ảnh quật cường hào hùng của một đất nước trong bối cảnh rộng lớn hiện ra trước mắt, đây chính la tư thế chiến đấu của quân dân ta trong trận Điện Biên Phủ.
Đáp án cần chọn là: D