Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
THU VỊNH
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Trong ba bài thơ, bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Mang cái thần của cảnh mùa thu. Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu. Trời thu rất xanh, rất cao tỏa xuống cả cảnh vật. Cây tre Việt Nam ta, những cây còn non, ít lá, thanh mảnh cao vót như cái cần câu in lên trời biếc, gió đẩy đưa khe khẽ, thật là thanh đạm, hợp với hồn thu. Song thưa để mặc bóng trăng vào cũng thuộc về trời cao; Một tiếng trên không ngỗng nước nào cũng nói về trời cao, gợi sự xa xăm, gợi cái bâng khuâng về không gian. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái gợi cái bâng khuâng man mác về thời gian. Nước biếc trông như tầng khói phủ gợi niềm bay bổng nhẹ nhàng và mơ hồ như hư như thực. Cả khung cảnh mùa thu thanh thoát ấy dẫn đến ý hai cây kết: - Sao ta còn bị buộc chân ở đây, sa lầy trong vòng danh lợi ố bẩn phi nghĩa này? Sao ta chưa trả mũ từ quan quy khứ như Đào Uyên Minh, cho nhẹ nhõm trong sáng?
(Trích Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam, Xuân Diệu)
Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên là?
Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên là chứng minh.
- Tác giả đã đưa ra luận điểm “Bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả” và trích dẫn những lí lẽ, bằng chứng để chứng minh cho ý kiến trên:
+ Tác giả đã trích dẫn những câu thơ tiêu biểu để làm bằng chứng cho ý kiến trên (Song thưa để mặc bóng trăng vào/ Một tiếng trên không ngỗng nước nào / Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái / Nước biếc trông như tầng khói phủ)
+ Tác giả đưa ra những lí lẽ của mình để phân tích các bằng chứng làm nổi bật giá trị của tác phẩm thơ và phục vụ cho luận điểm mà tác giả đưa ra.
=> Các thao tác giải thích, bác bỏ, bình luận không nổi bật trong đoạn trích trên. Chọn B.
Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số \(m\) để đồ thị hàm số \(y = \frac{{x - 1}}{{{x^2} - 8x + m}}\) có 3 đường tiệm cận?
Tất cả giá trị của tham số \(m\) để đồ thị hàm số \(y = {x^3} + \left( {{m^2} - 2} \right)x + 2{m^2} + 4\) cắt các trục tọa độ \[Ox,\,\,Oy\] lần lượt tại \[A,\,\,B\] sao cho diện tích tam giác \[OAB\] bằng 8 là
Thực hiện phản ứng điều chế isoamyl acetate (dầu chuối) theo trình tự sau:
- Bước 1: Cho \(2{\rm{ml}}\) isoamyl alcohol, \(2{\rm{ml}}\) acetic acid nguyên chất và 2 giọt sulfuric acid đặc vào ống nghiệm khô.
- Bước 2: Lắc đều, đun cách thủy hỗn hợp 8-10 phút trong nồi nước sôi.
- Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót \(2{\rm{ml}}\) dung dịch \({\rm{NaCl}}\) bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
Cho hình chóp \[S.ABCD\] có đáy \[ABCD\] là hình vuông cạnh \[a,{\rm{ }}SA\] vuông góc với đáy và \(SA = a\sqrt 3 .\) Gọi \(\alpha \) là góc giữa \[SD\] và \(\left( {SAC} \right).\) Giá trị \(\sin \alpha \) bằng
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...
(Tương tư – Nguyễn Bính)
Giọng điệu chủ đạo của đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Hai từ “Đất Nước”, “Nhân dân” được tác giả viết hoa với dụng ý gì?