Danh sách câu hỏi
Có 3026 câu hỏi trên 61 trang
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích sau:
Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn là một?
Tết gia đình.
Tết dân tộc.
Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan.
Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tử giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô khảo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hoà giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hoà. Lời chúc mừng tựu trung vẫn sắc thái tinh hoa của nền văn hoá dân tộc, phản chiếu những khát vọng hài hoà của con người về một đời sống no đủ, ấm áp và cao đẹp giữa các quan hệ gia đình, đồng bào, bè bạn, thầy trò.
Tết thoát khỏi cái xuất xứ từ làng quê cổ truyền ứng với thời gian nông nhàn, nhưng vẫn còn đầy đủ những nhân tố văn hoá truyền thống và trong sâu xa vẫn là điểm hội tụ sáng đẹp triết lí nhân sinh cao cả về sự chan hoà của con người với tự nhiên, vẫn là cái biểu trưng về một cuộc khởi hành mới, dẫu biết còn gian khó mà vẫn lạc quan, hi vọng.
Ba ngày Tết, gia đình ông Bằng gần như là một khối đơn nhất. Ngày mồng một, họ ở nhà đón khách. Ngày mồng hai, tất cả kéo về làng. Thuần phong mĩ tục hội tụ mọi người trong một cảm quan nhất quán “Mồng một thì ở nhà cha. Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy”, ngày mồng ba, ông Bằng, Đông, Luận đến thăm các thầy giáo cũ của mình.
Ông Bằng qua cơn xúc động bất thường đêm trừ tịch vốn tràn đầy nghị lực, đã trở lại thăng bằng, với bộ mặt tinh thần thật hào hứng, từ sớm mồng một Tết đón ông thợ mộc hàng xóm đến xông nhà, bà lang Chí và các cụ trong tổ hưu đến chúc Tết. Ông cũng đến chúc Tết họ, ở lại nhà bà lang Chí gần một giờ đồng hồ.
Và ngày mồng ba, ông già bảy nhằm tuổi khép nép như một chủ học trò nhỏ cùng bạn đồng khoa đến thăm ông thầy đã gần chín chục tuổi, cung kính chúc Tết thầy, xin thầy mấy chữ làm kỉ vật. Ba ngày Tết, Đông cũng tạm rời bàn tổ tôm, đóng vai ông con trưởng khả thành thục. Chị Hoài tham dự mọi hoạt động như một thành viên chính thức của gia đình. Phượng ngoan ngoãn hiền từ, hoà làm một với sinh hoạt của cả nhà.
(Trích: Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn[1], NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1985, tr.86-87)
[1] Mùa lá rụng trong vườn là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, xuất bản năm 1985, lược tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. Tác phẩm thể hiện sự quan sát và cảm nhận unh nhạy của nhà văn về những biến động, đổi thay trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình xoá bỏ hẳn mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những rạn vỡ tất yếu theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trong quan niệm sống, cách sống và lựa chọn các giá trị. Chuyện xảy ra ngay trong chính gia đình ông Bằng, một gia đình được coi là nền nếp, luôn giữ gìn gia pháp và gia phong, nay trở nên chao đảo trước những cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài. Nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc. (Theo Ngữ văn 12, Ban Cơ bản, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.82). Cuốn tiểu thuyết gồm 20 chương, đoạn trích thuộc phần đầu của Chương 3.
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích điểm chung gặp gỡ giữa nhân vật người hoạ sĩ và nhân vật Lực trong các đoạn trích dưới đây.
Tại sao ngày ấy tôi đã không đưa “tấm ảnh” đến cho gia đình anh? Tại sao tôi đã không giữ lời hứa? Mà tôi vẫn còn nhớ, tôi đã hứa với anh và cả với tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm, mà cũng thực tâm lắm chứ? [...]. Lúc ấy, mắt tôi đã rưng rưng khi nghe anh kể chuyện ở ngoài này, bà mẹ anh đang nhầm tưởng là anh đã hi sinh. Và buổi sáng hôm sau, lúc chia tay nhau, tôi lại còn hứa đi hứa lại, để cho anh trở về thật yên tâm, và tôi lại còn nhớ, tôi đã nắm tay nhiều lần không nỡ rời [...]. Không, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh! Tôi phải nhận ra rằng; chỉ sau một tuần lễ được các bạn bè sành sỏi nhất trong nghề đánh giá bức kí hoạ thật cao, tôi liền là quên cái người mẹ đang ôm ấp mối đau khổ vì ngộ nhận con trai đã hi sinh đang ở ngay trong thành phố, tôi liền đóng gói bức ki hoạ chung với những bức tranh đem đi dự triển lãm Việt Nam ở nước ngoài. Ý vào ngày giờ đi quả cấp bách, tôi cũng không kịp nghĩ đến việc hỏi thăm bà mẹ anh nữa!
(Trích: Bức tranh[1], in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.909-910)
Không màu mè, không giáo đầu, tôi kể lại vắn tắt nhưng hết sức thật thà, không hề gượng nhẹ một lời nào cho mình tại sao tôi đã giết một con người. Tại sao tôi đã giết Phi, người chiến sĩ liên lạc của tôi, và ít nhất là thêm một đồng chí của mình nữa ở cái góc thành đông nam. Giá lúc bấy giờ, trước đó chỉ mấy phút, người chiến sĩ khôn ngoan hơn, biết mím miệng đừng có góp lời bình luận về trận tập kích thất bại, hoặc bình luận sau lưng mà không nói ra trước mặt tôi như mọi người vẫn làm, hoặc giả định anh là một kẻ lính dốt nát chỉ biết tuân lệnh, ngoài ra chẳng biết gì, không nói trúng vào những điều tôi đang muốn giấu: trong khi chuẩn bị trận đánh, tôi chỉ có ra lệnh mà không kiểm tra, và nhát gan sợ chết trong một lúc trận đánh quá ác liệt, đã để cho xe tăng địch khống chế được cái bãi tha ma, khi mà chúng ồ ạt phản kích vào lúc nửa đêm. [...] Tôi nói ra hết những điều về mình: chỉ vì một cơn giận với người khác, lại một chút tư thù đầy nhỏ nhen với người lính mà tôi đã đưa người lính đi vào chỗ chết.
(Trích: Cỏ lau[2]', in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.708)
[1] Tóm tắt: Nhân vật “tôi” – người hoạ sĩ chiến trường – đã vẽ bức kí hoạ người chiến sĩ thầ tranh cho mình sau khi được anh dũng cảm cứu thoát trong chiến tranh và hứa khi về hậu phương sẽ mang bức vẽ đến cho mẹ người chiến sĩ để bà yên lòng về người con trai. Nhưng anh đã quên lời hứa. Đoạn trích trên là tâm trạng của anh khi tình cờ gặp lại người chiến sĩ giờ làm công việc của một người thợ cắt tóc.
[2] Tóm tắt: Ba năm trước, sau một trận tập kích giải vây thất bại, Phó Chính uỷ Lực nghe được lời nhận xét “khá trúng” của Phi – chiến sĩ liên lạc trẻ – với mọi người về mình nên anh đã tức giận yêu cầu Phi thực hiện một một mệnh lệnh không cần thiết giữa lúc giặc đang phản kích – lên mời chính uỷ trung đoàn xuống họp tại đơn vị. Phi hi sinh. Chiến tranh kết thúc, Lực đã tìm được hài cốt của Phi. Đoạn trích trên là hành động của Lực trong lễ an táng cho Phi, trước mặt người yêu Phi và đồng đội.
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật Lữ trong đoạn trích sau:
Tóm tắt đoạn trước: Trên đường đi chiến đấu, Lữ – một chiến sĩ thuộc trung đoàn pháo binh tình cờ gặp lại cha mình – Chính uỷ'[1] Kinh. Cuộc gặp gỡ ấy khiến hai cha con vô cùng xúc động. Tuy nhiên, ông Kinh rất bận rộn, ít có thời gian trò chuyện với con. Ông giới thiệu Lữ với Khuê – một chiến sĩ cần vụ[2], cấp dưới rất thân thiết của mình.
... Lữ hỏi thăm Khuê:
– Ông bố mình hồi này thế nào?
– Mình cũng mới sống gần bố cậu chưa bao lâu. Ông bố cậu là một chính uỷ hết sức thương lính.
- Có thấy nhắc đến mình bao giờ không?
Bố cậu đôi khi nhắc đến cậu...
Trong bóng tối mặt Lữ hơi đỏ và Khuê cũng nhận thấy. Khuê thấy cần phải nói tiếp:
-Những thằng con trai lứa tuổi mình nói chuyện với nhau vẫn dễ dàng hơn nói chuyện với các ông bố. Làm cho những ông bố hiểu được mình là người thế nào cũng không phải là chuyện giản đơn.
– Cậu cũng vậy ư?
– Không, bố mình là một người ốm yếu và quả hiền lành. Theo mình biết thì bố cậu có ý lo lắng cho cậu khá nhiều đấy!
– Mình biết, mình biết – Lữ ngồi trên một hòn đá đầu đen giữa bãi cát và nói một mạch – Cậu nên biết rằng mình không phải là một đứa con trai ngoan ngoãn lắm đâu, cho nên bố mình lo cho mình cũng phải. Cách đây ba năm, mình mới mười sáu, còn cắp sách đi học một cách bình yên vui vẻ thì chính mình là thằng đầu têu rủ rê ba bốn thằng bạn học sinh cấp ba khác cùng nhau trốn nhà bỏ đi. Về sau khi trở thành một người lính chín chắn và đứng tuổi, nghĩ lại thời trẻ không biết mình có ân hận về cái việc đã làm nhiều người phiền lòng ấy không nhưng hiện bây giờ thì mình vẫn cho làm như thế là phải... Mình rủ rê được ba thằng bạn thân nhất trong một đêm chống một chiếc đò ra cái bãi nổi giữa sông. Chúng mình kéo nhau lên một cái cồn nổi cao nhất và dưới ánh trăng mờ tỏ, bốn đứa ngồi tụm vào nhau, bắt đầu đem sách vở trong cặp ra châm lửa đốt bằng hết. Không phải là chúng mình không đau lòng khi nhìn đống sách vở của chúng mình đang lần lượt chảy ra tro. Một đứa đã đưa tay áo quệt nước mắt; và khi lửa bén sang cuốn sách quý nhất của nó, nó đã khóc hu lên! Mình cũng là một thằng ngốc không kém. Mình đã lôi ra đốt cùng với sách vở ở trường cả những tập nhật kí trong những năm đi học. Phải từ giã hết, tất cả mọi thứ sách vở và bản thân những thằng học trò như mình cũng cần phải được ném vào lửa. Đấy, thằng thiếu niên mười sáu tuổi của mình đã nghĩ như vậy, không trù trừ và do dự gì hết! Bốn thằng chúng mình ngày đó đều là những tay học trò giỏi nhất lớp 10A, mỗi thằng giỏi một môn. Không phải là khoe khoang với cậu, từ vài năm trước đấy, mình đã từng làm những bài thơ khiến những cậu học ở lớp trên cũng phải thuộc và chép lại. Tất nhiên là những bài thơ trống rỗng chẳng ra gì đâu! Có lẽ bài thơ mình ưng nhất là bài mình làm sau cái đêm đó, đã đăng ở một tạp chí Văn nghệ “Bốn người học trò ngồi im lặng trước một đống giấy đã đốt”. Bài thơ mở đầu như thế. Sáng hôm sau, chúng mình cứ chân đất và sương ướt đẫm vai áo kéo nhau lên tận huyện đội để xin đi bộ đội. Bốn đứa người ta chỉ nhận có một. Mình nằm trong số ba đứa xấu số không được nhập ngũ vì chưa đủ tuổi. Chúng mình buồn rũ xuống. Lúc đó ba đứa đều là những thằng rất hăng, chúng mình liền trở về nhà, lấy một ít đồ đạc, và cả ba đứa trốn nhà ra đi, cũng chưa biết sẽ đi đâu, nhưng cả ba đều tin chắc chiến tranh đã xảy đến, đất nước đang cần tới mình. Không phải chúng mình tới chỗ nào cũng đều được người ta tiếp nhận và tin cậy cả đâu. Không thể nào kể hết những nỗi gian khổ trong những ngày đầu, cả về thể xác và tinh thần. Và làm sao kể hết tất cả sự ngây thơ của tuổi học trò. Những năm đi học nhà trường đã trao cho chúng mình những niềm tin thật là đẹp nhưng còn “sách vở” và mỏng manh như những cải bong bóng xanh đỏ. Chúng mình đã phải đổi bao nhiêu vất vả để tự tìm lấy một niềm tin bền vững và chắc chắn hơn từ trong cuộc đời. Ba đứa sống bên nhau lăn lóc khắp các tuyến đường, các bến phà, đã từng góp bàn tay làm nhiều con đường, từng đi cứu kho, cứu người, gỡ bom nổ chậm, từng đi nuôi lợn, mua bò, đi dạy văn hoa. Một đứa chúng mình đã chết trong một trận bom. Mình cũng suýt chết nhiều bận và một lần bị thương trong một chuyến đi cứu kho. Mình đã từng có tiền để dành mua gửi về cho mẹ mình một cái khăn, đã từng cãi cọ những phen rất gay gắt với cấp trên, với bạn bè. Mình đã viết nhiều bài thơ và nhiều trang nhật kí mới, đã từng yêu phất phơ những đứa bạn gái và đánh bạn với nhiều người, nhiều loại người, cũng có đôi người không ưa mình. Đấy, đấy là bản lí lịch của mình, của cái thằng Lữ trước khi vào bộ đội, cậu thấy mình là người thế nào?
(Trích: Dấu chân người linh[3]', in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Văn học, Hà Nội, 2007, tr. 255-260)
[1] Chính uỷ: Chức vụ của người chỉ huy về chính trị ở một đơn vị quân đội từ cấp trung đoàn trở lên.
[2] Cần vụ: Nhân viên giúp những việc vặt trong sinh hoạt của một cán bộ trung cao cấp
[3] Dấu chân người lính: tiểu thuyết, xuất bản năm 1972. Tác phẩm gồm có 17 chương, được chia thành ba phần: Hành quân, Chiến dịch bao vây và Đất giải phóng. Dấu chân người lính tái hiện cuộc chiến tranh ác liệt qua bước chân của những người lính Trung đoàn 5 trên chiến trường Khe Sanh, Quảng Trị từ những ngày bắt đầu chuẩn bị đến chặng đường hành quân và cuối cùng là cuộc tổng tấn công. Đoạn trích nêu trên nằm ở Chương 2, phần Hành quân
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
Viết bài nghị luận văn học (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật chàng Vương trong truyện truyền kì dưới đây.
ĐẠO SĨ NÚI LÃO
Tóm tắt phần trước: Có chàng họ Vương, tuổi trẻ mộ đạo, nghe nói trên núi Lao Sơn (ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) có vị tiên liền tìm đến thì gặp một vị đạo sĩ tóc trắng rủ xuống tận cổ, tinh thần sắc sảo. Vương khấu đầu làm lễ, bắt chuyện, thấy đạo lí huyền diệu, bèn tôn làm thầy. Đạo sĩ nhìn Vương băn khoăn cho rằng sợ anh ta sức yếu, không chịu nổi khó nhọc để tu luyện nhưng Vương tỏ ý rất sẵn sàng.
Hơn một tháng ở lại trên núi, ngày nào đạo sĩ cũng gọi Vương dậy, đưa cho chiếc rìu, bảo theo lũ học trò đi hái củi. Tay chân Vương phỏng mọng, đau không chịu nổi, có ý muốn về. Thế nhưng khi được chứng kiến phép biến hoá tài tình của đạo sĩ trong tiệc rượu thì Vương cố nán ở lại để mong học được từ thầy một điều huyền diệu nào đó.
Lại qua một tháng nữa, khổ không kham, mà đạo sĩ vẫn chưa truyền cho một phép gì. Sốt ruột quá, bèn lên cáo từ, xin về
- Đệ tử qua mấy trăm dặm đường tới xin học thầy; dầu chẳng học được cái đạo trường sinh bất tử, cũng mong thầy dạy cho chút gì gọi là hả chút lòng cầu học. Thế mà qua hai, ba tháng, chỉ những sáng đi kiếm củi, tối lại trở về. Hồi ở nhà, đệ tử chưa bao giờ khổ như thế.
Đạo sĩ cười, bảo:
-Ta đã nói trước là anh không chịu nổi khó nhọc, nay đã quả nhiên. Sáng mai, sẽ cho người dẫn anh về.
Vương lại nài nỉ:
-Đệ tử làm lụng đã nhiều, xin thầy dạy cho một thuật mọn, khỏi phụ công lao đệ tử lặn lội tới đây.
Đạo sĩ hỏi muốn cầu thuật gì, Vương nói:
- Thường thấy thầy đi đâu, tường vách không ngăn nổi, chỉ xin một phép ấy cũng đủ lắm.
Đạo sĩ cười, nhận lời. Bèn dạy cho phép bắt quyết[1], bảo miệng đọc mấy câu thần chú, rồi hô: “Vào đi! Vào đi!”. Vương đối mặt với bức tường nhưng ngần ngừ không dám vào. Đạo sĩ lại hô rằng:
-Cứ vào đại thử coi!
Vương theo lời, thong thả tiến lại, đến tường bị vấp. Đạo sĩ bảo củi đầu, vào thật nhanh, đừng rụt rè. Vương bước xa bức tường mấy bước, đọc câu thần chủ, bước nhanh tới, cảm thấy như chỗ trống không. Quay nhìn lại thì đã thấy mình ở bên kia tường. Mừng quả, vào lạy tạ xin về.
Đạo sĩ nói:
-Về nhà phải giữ gìn đứng đắn; không thể thì phép không nghiệm nữa đâu. Nói rồi, cấp tiền cho Vương ăn đường mà về.
Đến nhà, chàng khoe đã gặp tiên, tường vách dày đến đâu cũng không ngăn nổi. Vợ không tin. Vương theo như cách đạo sĩ đã dạy, cách tường mấy bước, củi đầu chạy ù vào. Đầu đập tường cứng ngã lăn đùng. Vợ nâng dậy, nhìn xem, thấy trản sưng bươu bằng quả trứng. Vợ chế giễu mãi. Vương vừa thẹn vừa tức, chửi mãi lão đạo sĩ bất lương.
(Nguyễn Đức Lân dịch, Liêu Trai chí dị,
NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr.20-23)
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
lượt xem
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích sự kết hợp giữa hiện thực và trải nghiệm, cảm xúc của người viết trong đoạn trích sau:
Thứ Tư, ngày 4 tháng 8 năm 1943
Do Kitty thân yêu,
Đến giờ bọn mình đã sống trong “Chái nhà bí mật” hơn một năm rồi, cậu đã biết vài điều về cuộc sống của bọn mình, nhưng có một số điều không thể nào tả nổi. Quả nhiều việc để kể cho cậu, mọi thứ đều khác hẳn so với những lúc bình thường và với cuộc sống của những người bình thường. Tuy nhiên để cậu có thể nhìn kĩ hơn vào cuộc sống của bọn mình, bây giờ mình muốn tả cho cậu nghe về một ngày bình thường của bọn mình. Hôm nay mình bắt đầu từ buổi tối và ban đêm.
Chín giờ tối. Còi báo hiệu giờ đi ngủ ở “Chái nhà bí mật” bắt đầu và thường thì đó thật sự là một công việc. Ghế được đẩy sang bên, giường được kéo xuống, chăn được dỡ ra, mọi thứ đều được đem ra khỏi chỗ của nó nằm suốt ngày. Mình ngủ trên chiếc đi văng nhỏ chỉ dài không hơn một mét rưỡi. Vì thế phải dùng ghế để nối dài thêm. Chăn, vải trải giường, gối,... tất cả được lấy từ giường của ông Dussel, nơi chúng ngự suốt ngày. Người ta nghe thấy tiếng cót két khủng khiếp trong phòng bên cạnh: chiếc giường gấp của Magrot được kéo ra. Một lần nữa đi văng, mền chăn, gối,... mọi việc được làm để khiến cho giát giường bằng gỗ dễ chịu hơn một chút. Trên đầu có tiếng ầm ầm như sấm, nhưng đó chỉ là cái giường của bác gái Vanda Daan. Nó được đẩy ra cửa sổ – cậu thấy đấy, để cho đức bà mặc áo choàng ngủ màu hồng có thể hít thở không khí trong lành bằng hai lỗ mũi xinh xắn của người!
Sau khi Peter xong việc, mình bước vào phòng rửa mặt. Mình rửa ráy một lượt thật cẩn thận, đôi khi (chỉ trong những tháng nóng), có một con rận mèo bơi lềnh bềnh trong nước. Sau đó mình đánh răng, uốn tóc, sửa móng tay, dùng miếng bông thẩm hydrogen peroxid để tẩy màu lớp ria mép đen – tất cả những cái đó chưa đầy nửa tiếng.
Chín rưỡi tối. Nhanh chóng mặc áo ngủ, một tay cầm xà phòng, bô, cặp tóc, quần, đồ uốn tóc, tay kia cầm bông mình vội vã ra khỏi phòng tắm. Nhưng thường thường mình bị gọi giật lại vì vài sợi tóc đang trang trí bồn tắm với những đường cong duyên dáng nhưng người khác thì không thể nào chấp nhận được.
Mười giờ. Tắt đèn. Chúc ngủ ngon! Trong ít nhất 15 phút có tiếng giường cọt kẹt và tiếng thở dài của những lò xo dãn ra, rồi tất cả yên ắng, ít ra là yên ắng nếu như các hàng xóm của bọn mình ở tầng trên không cãi cọ trên giường.
(Trích: Nhật kí Anna Frank[1], NXB Văn học, Hà Nội, 2022, tr.146-147)
[1] Nhật ki Anne Frank là một cuốn sách bao gồm các trích đoạn từ một cuốn nhật kí do cô bé Anne Frank — con một doanh nhân người Do Thái – viết trong khi đang lẩn trốn cùng gia đình ở thời kì Đức Quốc xã chiếm đóng Hà Lan. Gia đình cô bé đã bị bắt năm 1944 và đưa đến trại tập trung. Frank cuối cùng đã chết ở trại tập trung khi chưa đầy 16 tuổi. Sau chiến tranh, cuốn nhật kí đã được Miep Gies đưa lại cho cha của Anne là ông Otto Frank – người duy nhất trong gia đình Anne Frank còn sống sót. Cuốn sách trở thành tài liệu nổi tiếng liên quan đến cuộc diệt chủng Holocaust của Đức Quốc xã dẫn đến cái chết của hàng triệu người Do Thái, được dịch ra hơn 70 thứ tiếng, là một trong mười cuốn sách được đọc rộng rãi nhất trong lịch sử.
lượt xem
lượt xem