(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 48)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 48)
-
32 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vấn đề nghị luận của văn bản: màu sắc cổ điển và tính thời đại trong thơ Hồ Chí Minh.
Câu 2:
Thao tác lập luận chính được sử dụng để làm sáng tỏ màu sắc cổ điển trong thơ Hồ Chí Minh là thao tác so sánh: so sánh để thấy sự giống và khác của màu sắc cổ điển giữa thơ Bác và cổ thi.
Câu 3:
Nhận xét cách người viết sử dụng dẫn chứng để làm rõ tính thời đại trong thơ Hồ Chí Minh: (1) Dẫn chứng xác thực, tiêu biểu (các câu thơ, hình ảnh thơ được trích dẫn đều chính xác, tiêu biểu cho các phương diện được làm rõ như: thi đề, thi tứ; hệ thống hình ảnh; giọng điệu, tình điệu), phong phú (Ví dụ: khi làm rõ về thi đề, thi tứ trong thơ Bác, tác giả đã dẫn một loạt các dẫn chứng như: Một cái răng rụng, một cái gậy chống, một hàng cháo bên đường, một cảnh bắt rận, một cảnh đun nấu, một bữa cơm tù; hay khi làm rõ hình ảnh trong thơ Bác, tác giả cũng nêu một loạt dẫn chứng như: cái răng, cái gậy, hạt gạo, cột cây số bên đường, con gà gáy sáng). (2) Dẫn chứng được dẫn một cách linh hoạt: khi thì được dẫn gián tiếp (một cái răng rụng, một cái gậy chống, một hàng cháo bên đường,...), khi thì được dẫn trực tiếp (Vi không có cảnh đông tàn/ Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân).
Câu 4:
Phân tích tính biểu cảm của văn bản: (1) Tính biểu cảm của văn bản được thể hiện ở cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu cảm xúc, ví dụ khi diễn tả tâm trạng của Hồ Chí Minh: “nóng lòng sốt ruột đến đau đớn” hay “bồn chồn, khắc khoải, thao thức nhiều khi chuyển thành bực bội”; ở các biện pháp tu từ như điệp cú pháp (một... cũng thành thơ); ở các câu khẳng định và phủ định với giọng điệu dứt khoát, mạnh mẽ (Thơ Bác hoàn toàn không có những hình ảnh sang trọng đó... Tập thơ có nội dung giáo dục to lớn, nhưng không hề lên giọng dạy đời). (2) Tính biểu cảm tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục cho văn bản; thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề nghị luận và thái độ, tình cảm trân trọng, ngưỡng mộ với chủ tịch Hồ Chí Minh của người viết; cho thấy phong cách viết nghị luận đặc sắc của tác giả.
Câu 5:
Từ văn bản, hãy nêu một đặc điểm về thơ Hồ Chí Minh mà anh/ chị thấy tâm đắc nhất và chỉ rõ biểu hiện của đặc điểm đó ở một bài thơ trong tập Nhật kí trong tù đã được học hoặc đọc.
Từ văn bản, học sinh nêu một đặc điểm về thơ Hồ Chí Minh thấy tâm đắc nhất và chỉ rõ biểu hiện của đặc điểm đó ở một bài thơ trong tập Nhật kí trong tù đã được học hoặc đọc.
Ví dụ: Màu sắc cổ điển độc đáo trong bài thơ Ngắm trăng: cảm hứng thiên nhiên, tình yêu thiên nhiên của nhân vật trữ tình, sự hoà hợp đỉnh điểm giữa con người và tạo vật, phong độ ung dung tự tại của một “thi gia” trong mối quan hệ với tinh thần thép, ý chí và bản lĩnh phi thường của một chiến sĩ cách mạng.
Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích sự kết hợp giữa hiện thực và trải nghiệm, cảm xúc của người viết trong đoạn trích sau:
Thứ Tư, ngày 4 tháng 8 năm 1943
Do Kitty thân yêu,
Đến giờ bọn mình đã sống trong “Chái nhà bí mật” hơn một năm rồi, cậu đã biết vài điều về cuộc sống của bọn mình, nhưng có một số điều không thể nào tả nổi. Quả nhiều việc để kể cho cậu, mọi thứ đều khác hẳn so với những lúc bình thường và với cuộc sống của những người bình thường. Tuy nhiên để cậu có thể nhìn kĩ hơn vào cuộc sống của bọn mình, bây giờ mình muốn tả cho cậu nghe về một ngày bình thường của bọn mình. Hôm nay mình bắt đầu từ buổi tối và ban đêm.
Chín giờ tối. Còi báo hiệu giờ đi ngủ ở “Chái nhà bí mật” bắt đầu và thường thì đó thật sự là một công việc. Ghế được đẩy sang bên, giường được kéo xuống, chăn được dỡ ra, mọi thứ đều được đem ra khỏi chỗ của nó nằm suốt ngày. Mình ngủ trên chiếc đi văng nhỏ chỉ dài không hơn một mét rưỡi. Vì thế phải dùng ghế để nối dài thêm. Chăn, vải trải giường, gối,... tất cả được lấy từ giường của ông Dussel, nơi chúng ngự suốt ngày. Người ta nghe thấy tiếng cót két khủng khiếp trong phòng bên cạnh: chiếc giường gấp của Magrot được kéo ra. Một lần nữa đi văng, mền chăn, gối,... mọi việc được làm để khiến cho giát giường bằng gỗ dễ chịu hơn một chút. Trên đầu có tiếng ầm ầm như sấm, nhưng đó chỉ là cái giường của bác gái Vanda Daan. Nó được đẩy ra cửa sổ – cậu thấy đấy, để cho đức bà mặc áo choàng ngủ màu hồng có thể hít thở không khí trong lành bằng hai lỗ mũi xinh xắn của người!
Sau khi Peter xong việc, mình bước vào phòng rửa mặt. Mình rửa ráy một lượt thật cẩn thận, đôi khi (chỉ trong những tháng nóng), có một con rận mèo bơi lềnh bềnh trong nước. Sau đó mình đánh răng, uốn tóc, sửa móng tay, dùng miếng bông thẩm hydrogen peroxid để tẩy màu lớp ria mép đen – tất cả những cái đó chưa đầy nửa tiếng.
Chín rưỡi tối. Nhanh chóng mặc áo ngủ, một tay cầm xà phòng, bô, cặp tóc, quần, đồ uốn tóc, tay kia cầm bông mình vội vã ra khỏi phòng tắm. Nhưng thường thường mình bị gọi giật lại vì vài sợi tóc đang trang trí bồn tắm với những đường cong duyên dáng nhưng người khác thì không thể nào chấp nhận được.
Mười giờ. Tắt đèn. Chúc ngủ ngon! Trong ít nhất 15 phút có tiếng giường cọt kẹt và tiếng thở dài của những lò xo dãn ra, rồi tất cả yên ắng, ít ra là yên ắng nếu như các hàng xóm của bọn mình ở tầng trên không cãi cọ trên giường.
(Trích: Nhật kí Anna Frank[1], NXB Văn học, Hà Nội, 2022, tr.146-147)
[1] Nhật ki Anne Frank là một cuốn sách bao gồm các trích đoạn từ một cuốn nhật kí do cô bé Anne Frank — con một doanh nhân người Do Thái – viết trong khi đang lẩn trốn cùng gia đình ở thời kì Đức Quốc xã chiếm đóng Hà Lan. Gia đình cô bé đã bị bắt năm 1944 và đưa đến trại tập trung. Frank cuối cùng đã chết ở trại tập trung khi chưa đầy 16 tuổi. Sau chiến tranh, cuốn nhật kí đã được Miep Gies đưa lại cho cha của Anne là ông Otto Frank – người duy nhất trong gia đình Anne Frank còn sống sót. Cuốn sách trở thành tài liệu nổi tiếng liên quan đến cuộc diệt chủng Holocaust của Đức Quốc xã dẫn đến cái chết của hàng triệu người Do Thái, được dịch ra hơn 70 thứ tiếng, là một trong mười cuốn sách được đọc rộng rãi nhất trong lịch sử.
a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: sự kết hợp giữa hiện thực và trải nghiệm, cảm xúc của người viết trong đoạn trích.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận:
(1) Yếu tố hiện thực trong văn bản là những chi tiết chân thực về cuộc sống hàng ngày của Anna Frank cùng gia đình và những người bạn “hàng xóm” tại “Chái nhà bí mật” — nơi lẩn trốn – trong buổi tối theo trình tự thời gian cụ thể như: hoạt động của mọi người để chuẩn bị các đồ đạc đi ngủ vào lúc chín giờ tối (Ghế được đẩy sang bên, giường được kéo xuống, chăn được dỡ ra); riêng tác giả được “ngủ trên chiếc đi văng nhỏ chỉ dài không hơn một mét rưỡi. Vì thế phải dùng ghế để nối dài thêm”; những hoạt động vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ được kể lại một cách chi tiết, tỉ mỉ: rửa mặt, đánh răng, uốn tóc, sửa móng tay,... (2) Hiện thực được thể hiện thông qua lăng kính và trải nghiệm, cảm xúc của người viết với những lời bình luận như: “có một số điều không thể nào tả nổi... mọi thứ đều khác hẳn so với những lúc bình thường và với cuộc sống của những người bình thường” hay những chi tiết miêu tả đầy biểu cảm: “tiếng cót két khủng khiếp”, “tiếng ầm ầm như sấm”, cách nói hóm hỉnh: “để cho đức bà mặc áo choàng ngủ màu hồng có thể hít thở không khí trong lành bằng hai lỗ mũi xinh xắn của người”; “thường thường mình bị gọi giật lại vì vài sợi tóc đang trang trí bồn tắm với những đường cong duyên dáng nhưng người khác thì không thể nào chấp nhận được”,... (3) Hiệu quả của sự kết hợp giữa hiện thực và trải nghiệm, cảm xúc của người viết: + Khiến cho bức tranh đời sống hiện lên vừa chân thực vừa sinh động; giúp người đọc hình dung được những khó khăn mà Anna Frank cùng gia đình và những nạn nhân của thời kì Đức Quốc xã chiếm đóng Hà Lan đang phải trải qua; + Khắc hoạ rất rõ bức chân dung tinh thần của cô bé Anna Frank trong gian khổ: kiên cường, nghị lực, lạc quan với nét tính cách hóm hỉnh, đáng yêu.
c. Kết đoạn: Khẳng định lại tác dụng của sự kết hợp giữa hiện thực và trải nghiệm, cảm xúc của người viết trong đoạn trích, làm nên giá trị của cuốn nhật kí.
Câu 7:
Johann Wolfgang Von Goethe từng khẳng định: “Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, tính cách con người trưởng thành trong bão táp”.
Anh/ Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận: Để trưởng thành về mặt trí tuệ, con người cần hướng vào chiều sâu bên trong để suy ngẫm, chiêm nghiệm; còn để trưởng thành về mặt tính cách, con người cần trải qua thử thách để được rèn luyện “Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, tính cách con người trưởng thành trong bão táp”.
b. Thân bài
b1. Giải thích: (1) Trí tuệ: là khả năng suy nghĩ và hành động thông qua việc sử dụng các kiến thức, kinh nghiệm; “tính cách”: là đặc điểm về nội tâm của mỗi người có ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của họ. (2) Tĩnh lặng: ở đây muốn chỉ chiều sâu của sự suy nghĩ, chiêm nghiệm diễn ra bên trong nội tâm con người; “bão táp”: chỉ những khó khăn, thử thách của cuộc đời mà con người có thể phải trải qua. (3) Nội dung của câu nói: việc đào sâu suy nghĩ, chiêm nghiệm dựa trên việc tiếp thu các tri thức sẽ khiến trí tuệ con người phát triển; trong khi đó, những khó khăn, thử thách của cuộc sống sẽ giúp con người tôi luyện được tính cách tốt như kiên nhẫn, khiêm tốn, bao dung,...
b2. Khẳng định sự tích cực, đúng đắn của ý kiến trên và sử dụng li lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh
(1) Nền tảng quan trọng của trí tuệ con người là kiến thức, kinh nghiệm; để có kiến thức, kinh nghiệm, con người cần luôn học hỏi mọi lúc, mọi nơi, tích luỹ hàng ngày và đặc biệt, luôn phải suy nghĩ, chiêm nghiệm để “chuyển hoá” những kiến thức, kinh nghiệm đó. Kho tàng kiến thức của nhân loại là vô hạn, ngày một phong phú, sâu sắc cùng với sự phát triển của loài người trên hành trình sống và khám phá thế giới. Nhưng kho tàng kiến thức đó là tài sản chung, chỉ chứa đựng những chất liệu giúp trí tuệ con người phát triển. Quá trình suy nghĩ, chiêm nghiệm của mỗi người để biến kiến thức, kinh nghiệm thành trí tuệ diễn ra ở bên trong với các thao tác tư duy rất phức tạp nhưng vô cùng thầm lặng, không ai có thể quan sát hay lắng nghe được. (2) Tính cách con người bị chi phối bởi thiên hướng cá nhân từ lúc mới sinh ra nhưng chủ yếu được hình thành và phát triển thông qua việc xử lí các tình huống trong đời sống thực tiễn. Các tình huống này càng khó khăn, thử thách bao nhiêu thì càng khiến con người phải nỗ lực bấy nhiêu. Những nét tính cách tốt là điều kiện giúp con người vượt qua các tình huống khó khăn đó, ví dụ tính kiên trì, có ý chí, biết khiêm nhường, biết hoà đồng,... Nói cách khác, những khó khăn, thử thách đó là phép thử và là môi trường để tôi luyện tính cách con người, giúp họ trưởng thành. (3) Chứng minh, làm rõ ý kiến bằng các bằng chứng: + Có rất nhiều bài học đã được đúc kết về việc con người cần học hỏi, chiêm nghiệm và cần vượt qua những khó khăn của cuộc sống để trưởng thành về mặt tính cách và trí tuệ như: “Học, học nữa, học mãi” (Lenin); “Học kiến thức phải giỏi suy nghĩ, suy nghĩ, lại suy nghĩ. Chính nhờ cách ấy tôi đã trở thành khoa học” (A. Einstein); “Đọc sách không bằng suy ngẫm” (I. Kant); “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”; “có cứng mới đứng đầu gió”; “chân cứng đá mềm”,...; + Những tấm gương gặt hái thành công và trở thành những người nổi tiếng, vĩ đại đều là những người miệt mài học tập, có khả năng tự học, luôn đào sâu suy ngẫm và được tôi luyện qua những khó khăn, thử thách của trường đời như các bậc lãnh tụ, các nhà khoa học,...
b3. Bình luận, liên hệ
(1) Trong mỗi con người, trí tuệ và tính cách có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. (2) Cần luôn có ý thức học hỏi, dành thời gian suy ngẫm, chiêm nghiệm và không ngại đối mặt với mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc tích cực học hỏi, đào sâu suy nghĩ, tinh thần lạc quan và sẵn sàng đương đầu “bão táp” của cuộc đời.