Thứ sáu, 18/10/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 54)

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 54)

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 54)

  • 38 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Chỉ ra ba nhóm âm thanh được nói đến trong bài đọc.
Xem đáp án

Ba nhóm âm thanh được nói tới trong bài: âm thanh từ các hoạt động tự nhiên (“giao hưởng địa lí”); âm thanh được tạo ra bởi các sinh vật sống (“giao hưởng sinh học”); âm thanh của con người (“ồn ã nhân gian”).


Câu 3:

“Sự biến mất của những điệp khúc lúc bình minh” cho thấy điều gì đang diễn ra trong đời sống?
Xem đáp án

Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra: sức sống của một hệ sinh thái rừng thường biểu hiện qua lượng tiếng ồn bên trong nó. Do vậy, “sự biến mất của những điệp khúc lúc bình minh” cho thấy một môi trường đang bị suy thoái, không còn sự sôi động, không còn những thanh âm đa dạng tạo nên bản hoà ca của núi rừng.


Câu 4:

Nhận xét về vai trò của các dữ liệu trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.
Xem đáp án

Học sinh đưa ra được những nhận xét phù hợp về vai trò của dữ liệu sử dụng trong bài.

Tác giả đã đưa ra nhiều dữ liệu tin cậy trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản. Đó là những công bố từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học – dữ liệu thứ cấp – từ các con số, các biểu hiện cụ thể đến những nhận xét, kết luận logic, khách quan: “Có một tín hiệu rất rõ ràng mỗi khi một môi trường bị suy thoái, đó là nó trở nên yên tĩnh hơn” — tác giả Livie Campbell dẫn lời Game trong một bài viết trên trang OneZero hồi tháng 2/2020; hệ sinh thái tại đây “không tiến hoá để đối phó với sự xáo trộn như vậy”, theo nhà hải dương học Kate Stafford (Đại học Washington, Mĩ);... Đây chính là yếu tố tạo nên độ tin cậy và sức thuyết phục của văn bản.


Câu 5:

Theo anh/ chị, việc nhận thức đầy đủ về vấn đề được đề cập có ý nghĩa thế nào đối với mỗi chúng ta?
Xem đáp án

(1) Việc nhận thức đầy đủ về vấn đề được đề cập giúp cho mỗi chúng ta có hiểu biết đầy đủ hơn về những biểu hiện đa dạng của biến đổi khí hậu và những hậu quả của nó. (2) Đồng thời, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa “tiếng động nhân sinh” với “sự tĩnh lặng đáng lo của rừng già”, “sự ồn ào nguy hiểm của đại dương”. Từ đó mỗi chúng ta có thể xác định những suy nghĩ và hành động thiết thực từ góc nhìn cá nhân để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, cụ thể là giảm tiếng ồn và khí thải ở đại dương, giữ lại những thanh âm vang động của rừng già,...


Câu 6:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề: “Tiếng kêu cứu của rừng và hành động của chúng ta”
Xem đáp án

a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: “Tiếng kêu cứu của rừng và hành động của chúng ta” (rừng đang bị huỷ diệt, con người cần hành động để cứu rừng).

b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận

(1) Tiếng kêu cứu của rừng là lời cảnh tỉnh về nạn đốt phá rừng, khiến cho rừng bị huỷ hoại hàng ngày, diện tích rừng tự nhiên ngày một thu hẹp; trong đó con người là tác nhân chính gây nên tai hoạ. Con người phá rừng để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng các công trình,... Con người đang chỉ thấy lợi ích trước mắt của việc phá rừng mà không ý thức được những tác hại vô cùng lớn thuộc về tương lai: nguyên nhân của thiên tai, biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái; (2) Hành động của chúng ta: Lắng nghe tiếng kêu cứu của rừng, con người đừng thờ ơ mà cần có hành động thiết thực để bảo vệ rừng, để cứu rừng cũng là cứu tương lai của chúng ta vì đó cũng là những hành động để tạo nên một cuộc sống thanh bình. (Nêu những hành động cụ thể, thiết thực để chống lại việc đối xử “tận diệt” với rừng, cùng chung tay góp phần bảo vệ rừng,...).

c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận; rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp với bản thân.


Câu 7:

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích sau:

Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn là một?

Tết gia đình.

Tết dân tộc.

Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan.

Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tử giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô khảo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hoà giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hoà. Lời chúc mừng tựu trung vẫn sắc thái tinh hoa của nền văn hoá dân tộc, phản chiếu những khát vọng hài hoà của con người về một đời sống no đủ, ấm áp và cao đẹp giữa các quan hệ gia đình, đồng bào, bè bạn, thầy trò.

Tết thoát khỏi cái xuất xứ từ làng quê cổ truyền ứng với thời gian nông nhàn, nhưng vẫn còn đầy đủ những nhân tố văn hoá truyền thống và trong sâu xa vẫn là điểm hội tụ sáng đẹp triết lí nhân sinh cao cả về sự chan hoà của con người với tự nhiên, vẫn là cái biểu trưng về một cuộc khởi hành mới, dẫu biết còn gian khó mà vẫn lạc quan, hi vọng.

Ba ngày Tết, gia đình ông Bằng gần như là một khối đơn nhất. Ngày mồng một, họ ở nhà đón khách. Ngày mồng hai, tất cả kéo về làng. Thuần phong mĩ tục hội tụ mọi người trong một cảm quan nhất quán “Mồng một thì ở nhà cha. Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy”, ngày mồng ba, ông Bằng, Đông, Luận đến thăm các thầy giáo cũ của mình.

Ông Bằng qua cơn xúc động bất thường đêm trừ tịch vốn tràn đầy nghị lực, đã trở lại thăng bằng, với bộ mặt tinh thần thật hào hứng, từ sớm mồng một Tết đón ông thợ mộc hàng xóm đến xông nhà, bà lang Chí và các cụ trong tổ hưu đến chúc Tết. Ông cũng đến chúc Tết họ, ở lại nhà bà lang Chí gần một giờ đồng hồ.

Và ngày mồng ba, ông già bảy nhằm tuổi khép nép như một chủ học trò nhỏ cùng bạn đồng khoa đến thăm ông thầy đã gần chín chục tuổi, cung kính chúc Tết thầy, xin thầy mấy chữ làm kỉ vật. Ba ngày Tết, Đông cũng tạm rời bàn tổ tôm, đóng vai ông con trưởng khả thành thục. Chị Hoài tham dự mọi hoạt động như một thành viên chính thức của gia đình. Phượng ngoan ngoãn hiền từ, hoà làm một với sinh hoạt của cả nhà.

(Trích: Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn[1], NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1985, tr.86-87)



[1] Mùa lá rụng trong vườn là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, xuất bản năm 1985, lược tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. Tác phẩm thể hiện sự quan sát và cảm nhận unh nhạy của nhà văn về những biến động, đổi thay trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình xoá bỏ hẳn mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những rạn vỡ tất yếu theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trong quan niệm sống, cách sống và lựa chọn các giá trị. Chuyện xảy ra ngay trong chính gia đình ông Bằng, một gia đình được coi là nền nếp, luôn giữ gìn gia pháp và gia phong, nay trở nên chao đảo trước những cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài. Nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc. (Theo Ngữ văn 12, Ban Cơ bản, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.82). Cuốn tiểu thuyết gồm 20 chương, đoạn trích thuộc phần đầu của Chương 3.

 

Xem đáp án

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Đoạn trích thuộc tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của tác giả Ma Văn Kháng đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về ý nghĩa Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

b. Thân bài

b1. Giới thiệu sơ qua về tác giả tác phẩm (nếu như có thông tin và hiểu biết nền) và đoạn trích

(Xem phần chú thích trong đề bài).

b2. Phân tích chủ đề của đoạn trích: Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp đặc trưng, truyền thống, giá trị văn hoá tinh thần của Tết cổ truyền trong gia đình của ông Bằng nói riêng và trong gia đình mỗi con người Việt Nam nói chung.

(1) Miêu tả không khí Tết cổ truyền của dân tộc với những nét dáng đặc trưng đầy đủ phong vị Tết: + Đó là những việc làm quen thuộc “đậm đà phong vị cộng đồng”: ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc, ngày mồng một chờ người xông nhà; + Đó là những quan niệm xa xưa mà vẫn gieo “niềm phẩn chấn của con người thâm nhập giao hoà”: dặn dò nhau ý tứ cho khỏi dông; cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô kháo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán; + Đó là sự rộng mở của tâm hồn và mọi giác quan để tận hưởng hương sắc mùa xuân và con người: mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ, làn không khí mới mẻ, bỡ ngỡ; gương mặt cởi mở, chan hoà; lời chúc mừng,... Những nét dáng ấy đã thể hiện rõ “nhân tố văn hoá truyền thống” và “là cái biểu trưng về một cuộc khởi hành mới”.

(2) Miêu tả những hoạt động của một gia đình trí thức trong ngày Tết: + Những hoạt động thường diễn ra trong tất cả những dịp tết đến xuân về, đó cũng chính là những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc: ngày mồng một đón khách, mồng hai về thăm quê; mồng ba thăm các thầy giáo cũ; + Những con người trong gia đình cũng thể hiện sự gắn kết, yêu thương: ông Bằng là điển hình của con người truyền thống được khắc hoạ với đầy đủ những hành động ân tình trong dịp Tết; người con trai (anh Đông) cũng thể hiện tính trách nhiệm rõ ràng hơn (tạm rời bàn tổ tôm, đóng vai ông con trưởng khá thành thục); các nhân vật chị Hoài, Phượng cũng góp phần tạo nên “khối” thống nhất của gia đình (tham dự mọi hoạt động, hoà làm một với sinh hoạt của cả nhà).

b3. Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích

(1) Sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả (không gian tràn ngập hương vị Tết), tự sự (cảnh ông Bằng và mọi người đi chúc Tết), bình luận (về giá trị của Tết cổ truyền gắn với triết lí nhân sinh cao cả về sự chan hoà của con người và tự nhiên) đã đem đến giọng điệu và màu sắc riêng cho đoạn trích, tác động sâu sắc đến nhận thức và cảm xúc của người đọc. (2) Cách kể chuyện (nhỏ nhẹ); phối hợp đa dạng, linh hoạt các kiểu câu tạo nên giọng điệu và sức hấp dẫn đối với người đọc khi tiếp nhận văn bản (4 câu đầu ấn tượng bởi sự khơi gợi và khả năng biểu cảm); chất thơ ẩn chứa trong những câu văn xuôi với các điệp từ “vẫn là” diễn tả như không thể hết những điều thân thiết,...

b4. Đánh giá

(1) Ý nghĩa của đoạn trích: khẳng định những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của dân tộc; lí giải vai trò to lớn của gia đình đối với quá trình hình thành nhân cách con người. (2) Thể hiện phong cách viết của nhà văn Ma Văn Kháng kết hợp giữa tự sự và trữ tình, giàu tính triết lí, văn phong tinh tế.

c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của đoạn trích (nội dung, nghệ thuật); liên hệ với dáng vẻ, màu sắc Tết trong thực tiễn hiện nay để khơi gợi những cảm nhận, suy nghĩ của bản thân.


Bắt đầu thi ngay