Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Văn 20 câu Trắc nghiệm Văn 11 CTST Tác giả Xuân Diệu có đáp án

20 câu Trắc nghiệm Văn 11 CTST Tác giả Xuân Diệu có đáp án

20 câu Trắc nghiệm Văn 11 CTST Tác giả Xuân Diệu có đáp án

  • 20 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tác giả bài thơ Nguyệt cầm là ai?

Xem đáp án

Tác giả bài thơ là Xuân Diệu

Đáp án cần chọn là: B


Câu 2:

Bài thơ Nguyệt cầm được in trong tập nào?

Xem đáp án

Bài thơ Nguyệt cầm in trong tập Gửi hương cho gió

Đáp án cần chọn là: A


Câu 3:

Bài thơ Nguyệt cầm được viết theo thể thơ nào?

Xem đáp án

Bài thơ Nguyệt cầm được viết theo thể thất ngôn

Đáp án cần chọn là: B


Câu 4:

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nguyệt cầm là gì?

Xem đáp án

Giai đoạn 1930 – 1945, thơ ca lãng mạn Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nhiều của thi pháp thơ tượng trưng ở Pháp, tức là “thế giới thống nhất trong tình âm u, huyền bí của nó” hay “hương sắc và âm thanh trong không gian tương ứng với nhau” (Bôđơle).

Và thời điểm này cũng chính là thời điểm bài thơ Nguyệt Cầm của Xuân Diệu ra đời.

Đản án cần chọn là: A.


Câu 5:

Hình ảnh “mỗi giọt rơi tàn” gợi tả điều gì?

Xem đáp án

Hình ảnh “mỗi giọt rơi tàn" thoạt đầu làm cho người đọc liên tưởng tới hình ảnh của một thứ chất lỏng đang rơi chầm chậm rồi tắt hẳn. Tuy nhiên, khi hiểu sâu xa hơn về nội dung của bài thơ, hình ảnh “mỗi giọt rơi tàn"

lạ là một hình ảnh đắt giá, thể hiện cái nhìn độc đáo của Xuân Diệu, nhà thơ đã dùng dùng âm thanh để miêu tả cái hình ảnh, ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 6:

Từ “nhập” trong câu thơ “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh" thể hiện điều gì?

Xem đáp án

Thể hiện sự tiếp xúc giữa ánh trăng với cung đàn, Xuân Diệu đã thể hiện thông qua động từ “nhập”, từ này có sức ám ảnh mạnh mẽ, vì nó không chỉ gợi ra sự giao hòa của trăng- đàn mà nó còn gợi ra sự hợp nhất thành một giữa chúng. Nhưng sự giao hòa tuyệt đối này gợi ra cho người đọc sự choáng ngợp, đồng thời cảm nhận được hơi lạnh vô hình len lỏi, tác động vào tâm trí, trong dòng cảm nhận “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh”.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 7:

Tại sao khi nhìn bóng sáng “lung linh”, người ta lại thấy “rùng mình"?

Xem đáp án

Nguyên nhân của sự rung mình đó cũng được nhà thơ lí giải, đó là sự tích về cái chết của người phụ nữ, khi người phụ nữ ấy cất tiếng hát rồi đắm mình trong dòng chảy của dòng nước xanh, vào đúng thời khắc đêm rằm, khi ánh trăng cũng đẹp, cũng lung linh như vậy.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 8:

Ý nghĩa của đoạn thơ:

“Lung linh bóng sáng bỗng rùng mình

Vì nghe nương tử trong câu hát

Đã chết đem rằm theo nước xanh”

Xem đáp án

Đoạn thơ diễn tả nỗi niềm hoài cảm, tiếc thương kiếp người tài hoa nhưng bạc mệnh. Diễn tả nỗi sợ hãi chuyển đổi từ thính giác sang xúc giác


Câu 9:

Câu thơ “Đã chết đêm rằm theo nước xanh” liên tưởng đến nhân vật nào?

Xem đáp án

Câu thơ gợi liên tưởng đến nhân vật Tây Thi

Đáp án cần chọn là: D


Câu 10:

Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” có mối quan hệ như thế nào?

Xem đáp án

Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” vốn luôn là hai hình ảnh gắn liền, song hành cùng với nhau. Trong bài thơ này cũng vậy, hai hình ảnh mang mối quan hệ tương giao, gắn liền, song hành cùng nhau.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 11:

Câu thơ “Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Xem đáp án

Câu thơ sử dụng biện pháp phá vỡ quy tắc ngôn ngữ

Đáp án cần chọn là: A


Câu 12:

Giá trị nội dung bài thơ Nguyệt cầm là gì?

Xem đáp án

Giá trị nội dung:

Thể hiện sự giao cảm giữa hương sắc và thanh âm giữa đất trời và cỏ cây, vũ trụ và con người, giữa trần gian và âm cảnh

Thể hiện niềm thương tiếc với số phận những con người bất hạnh trong cuộc đời

Thể hiện sự đau đáu về những kiếp người tài hoa bạc mệnh và nỗi niềm mong mỏi được cứu rỗi

Đáp án cần chọn là: D


Câu 13:

Giá trị nghệ thuật bài thơ là gì?

Thông hiểu

Xem đáp án

Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng thủ pháp xáo trộn hình ảnh, biến cái thực là “dây đàn” thành cái ảo là “trăng”.

- Hình ảnh thơ cụ thể, sinh động, mang tính gợi rất cao.

- Nhà thơ đã dùng âm thanh để miêu tả cái hình ảnh, ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 14:

Xuân Diệu sinh ra ở đâu?

Xem đáp án

Xuân Diệu sinh ra và lớn lên ở Quy Nhơn

Đáp án cần chọn là: A


Câu 15:

Bút danh Trảo Nha của Xuân Diệu được lấy từ đâu?

Xem đáp án

Tên làng của cha Xuân Diệu tên là Trảo Nha

Đáp án cần chọn là: A


Câu 16:

Ý nào sau đây đúng khi nói về tác giả Xuân Diệu?

Xem đáp án

- Sau khi tốt nghiệp, Xuân Diệu đi dạy học và làm viên chức ở Cần Thơ

- Xuân Diệu ra Hà Nội và sống bằng nghề viết văn

- Xuân Diệu là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn Đáp án cần chọn là: D


Câu 17:

Xuân Diệu tham gia mặt trận Việt Minh khi nào?

Xem đáp án

Xuân Diệu tham gia mặt trận Việt Minh từ trước Cách mạng tháng Tám

Đáp án cần chọn là: A


Câu 18:

Xuân Diệu được nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét là:

Xem đáp án

Xuân Diệu được nhận xét là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới

Đáp án cần chọn là: C


Câu 19:

Tập thơ nào dưới đây KHÔNG PHẢI là sáng tác của Xuân Diệu?

Xem đáp án

Tập thơ Khối tình con của Tản Đà

Đáp án cần chọn là: D


Câu 20:

Tập văn xuôi nào dưới đây là sáng tác của Xuân Diệu?

Xem đáp án

Tập văn xuôi Phần thông vàng (1939) là sáng tác của Xuân Diệu

Đáp án cần chọn là: B


Câu 21:

Phong cách sáng tác của Xuân Diệu là gì?

Xem đáp án

Phong cách sáng tác:

- Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo

- Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết

- Sau cách mạng, các sáng tác giàu tính thời sự

Đáp án cần chọn là: D


Bắt đầu thi ngay