IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Sinh học Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học 10 Cánh diều có đáp án

Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học 10 Cánh diều có đáp án

Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học 10 Cánh diều có đáp án - Đề 1

  • 1312 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Các nhà sinh học nghiên cứu các sinh vật về lĩnh vực nào dưới đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các nhà sinh học nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, sự sinh trưởng, nguồn gốc, tiến hóa và sự phân bố của các sinh vật theo các lĩnh vực như: sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh lí học, hóa sinh học, di truyền học, sinh học tiến hóa,…


Câu 2:

Ý nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ sinh học trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Tạo ra nhiều giống cây trồng mới là ứng dụng trong cung cấp lương thực, thực phẩm.

- Ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh: Xạ trị cho bệnh nhân ung thư; cấy ghép mô tế bào; thụ tinh nhân tạo; xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học;...


Câu 3:

Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tế bào là cấp tổ chức quan trọng vì nó biểu hiện đầy đủ các đặc tính của cơ thể sống.


Câu 4:

Sinh vật đa bào là những sinh vật được cấu tạo từ
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sinh vật đa bào là những sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào.


Câu 5:

Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng đối với cơ thể con người và các động vật có xương sống khác?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong các nguyên tố trên, Kẽm (Zn) chiếm khoảng 0,003 % là nguyên tố vi lượng đối với cơ thể con người và các động vật có xương sống khác. Các nguyên tố nitrogen (N), calcium (Ca), sodium (Na) là các nguyên tố đại lượng.


Câu 6:

Một học sinh đang chuẩn bị cho cuộc thi chạy marathon trong trường. Để có nguồn năng lượng nhanh nhất, học sinh này nên ăn thức ăn có chứa nhiều

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Carbohydrate đặc biệt là glucose là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào quá trình hô hấp tế bào tạo năng lượng cho cơ thể. Bởi vậy, để có nguồn năng lượng nhanh nhất, học sinh này nên ăn thức ăn có chứa nhiều carbohydrate như chuối, nho,…


Câu 7:

Dưới kính hiển vi, bạn quan sát một tế bào có thành tế bào nhưng không có nhân riêng biệt. Tế bào đó là?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tế bào quan sát được là tế bào vi khuẩn. Nó là một tế bào nhân sơ có thành tế bào (giống như thực vật) nhưng không có nhân riêng biệt. Tế bào thực vật và tế bào động vật là tế bào nhân thực, có nhân hoàn chỉnh.


Câu 8:

Lớp vỏ nhầy của vi khuẩn có chức năng gì?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vỏ nhầy bao phủ bên ngoài thành tế bào vi khuẩn giúp chúng bám dính vào các bề mặt và bảo vệ tế bào tránh các tác nhân bên ngoài.


Câu 9:

Màng sinh chất
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Màng sinh chất là màng bán thấm (có tính thấm chọn lọc đối với các chất tức là cho phép một số chất nhất định đi ra hoặc đi vào tế bào) → A, D sai.

- Màng sinh chất được cấu tạo từ 2 thành phần chính là protein và lipid trong đó các phân tử protein nằm xen kẽ trong lớp lipid kép tạo thành cấu trúc khảm động của màng → C sai, B đúng.


Câu 10:

Thành phần nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hình dạng của tế bào thực vật?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tế bào thực vật có thành tế bào bao phủ bên ngoài màng sinh chất làm nhiệm vụ bảo vệ, tạo hình dạng đặc trưng và tham gia điều chỉnh lượng nước đi vào tế bào.


Câu 11:

Cấu trúc hay vị trí nào sau đây là nơi định vị của các sợi nhiễm sắc trong tế bào nhân thực?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Chất nhân (chất nền của nhân) là dịch bên trong nhân chứa các sợi nhiễm sắc và nhiều phân tử khác như enzyme, RNA, nucleotide,…


Câu 12:

Bào quan nào sau đây là đặc điểm chung ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

A - Sai. Lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật.

B - Sai. Trung thể chỉ có ở tế bào động vật.

C - Sai. Không bào trung tâm chỉ có ở tế bào thực vật.

D - Đúng. Ti thể là bào quan có cả ở tế bào động vật và tế bào thực vật.


Câu 13:

Tế bào nhân thực phức tạp hơn tế bào nhân sơ vì chúng có
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A - Sai. Tế bào nhân thực và tế bào nhân thực đều có màng sinh chất.

B - Sai. Tế bào nhân thực thường có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ.

C - Đúng. Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc còn tế bào nhân sơ không có các bào quan có màng bao bọc.

D - Sai. Nhờ kích thước nhỏ, tế bào nhân sơ có tỉ lệ S/V lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh, nhờ đó tốc độ chuyển hóa vật chất, năng lượng và sinh sản nhanh.


Câu 14:

Các chất được tạo ra trong một tế bào và xuất ra bên ngoài tế bào sẽ đi qua
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các chất được tạo ra trong một tế bào và xuất ra bên ngoài tế bào sẽ đi qua lưới nội chất và bộ máy Golgi.


Câu 15:

Virus, vi khuẩn và các bào quan già, hỏng sẽ bị phá vỡ tại
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Lysosome là bào quan tiêu hóa của tế bào. Lysosome có khả năng phân giải các phân tử lớn như protein, nucleic acid, lipid và polysaccharide. Lysosome tiêu hóa các vật liệu đưa từ bên ngoài vào và tiêu hóa cả những bào quan bị hỏng hoặc không cần thiết cho tế bào. Ngoài ra, bào quan này còn tiêu hóa cả các virus, vi khuẩn gây bệnh.


Câu 16:

Phân tử nào sau đây có thể di chuyển qua lớp lipid kép của màng sinh chất nhanh nhất?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Những phân tử như các chất khí, các phân tử kị nước (hormone steroid, vitamin tan trong lipid,…) có thể trực tiếp đi qua lớp lipid kép → Trong các chất trên, CO2 có thể di chuyển qua lớp lipid kép của màng sinh chất nhanh nhất.


Câu 17:

Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu.


Câu 18:

ATP giải phóng năng lượng khi
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong cấu tạo của phân tử ATP, các nhóm phosphate chứa liên kết cao năng. Khi các liên kết cao năng bị bẻ gãy sẽ giải phóng năng lượng cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào. Do đó, ATP giải phóng năng lượng khi một nhóm phosphate được loại bỏ khỏi cấu trúc của nó.


Câu 19:

Hầu hết các enzyme
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

A - Sai. Enzyme không bị thay đổi bởi các phản ứng mà chúng xúc tác mà chỉ có cơ chất bị biến đổi.

B - Sai. Enzyme chỉ xúc tác tạo điều kiện cho sự biến đổi cơ chất một cách nhanh chóng chứ không trực tiếp phân giải cơ chất.

C - Sai. Enzyme có thể xúc tác cho phản ứng tổng hợp hoặc phân giải nên không phải enzyme nào cũng tăng cường các liên kết hóa học trong cơ chất của chúng.

D - Đúng. Enzyme có bản chất là protein nên nhạy cảm với những yếu tố làm biến tính protein như sự thay đổi của nhiệt độ hoặc độ pH.


Câu 20:

Phân tử nào trong tế bào thực vật là phân tử thu nhận năng lượng bức xạ từ ánh sáng mặt trời?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong tế bào thực vật, các phân tử sắc tố (diệp lục, carotenoid) nằm trên màng thylakoid của lục lạp có vai trò thu nhận năng lượng bức xạ từ ánh sáng mặt trời.


Câu 21:

Trong các tế bào, quá trình phân giải glucose bắt đầu bằng
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong các tế bào, quá trình phân giải glucose bắt đầu bằng quá trình đường phân: Trong tế bào, tế bào phân giải glucose và giải phóng năng lượng theo hai con đường hô hấp và lên men, cả hai con đường này đều bắt đầu bằng giai đoạn đường phân.


Câu 22:

Quang hệ và chuỗi truyền electron nằm trong
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Quang hệ (hệ sắc tố quang hợp) và chuỗi truyền electron nằm trên màng thylakoid.


Câu 23:

Khi tiếp xúc với thuốc kháng sinh, có loài vi khuẩn sẽ bơm kháng sinh ra khỏi tế bào. Loài vi khuẩn đó có thể thực hiện cơ chế nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khi uống kháng sinh, nồng độ kháng sinh trong môi trường trong cơ thể sẽ cao hơn trong tế bào vi khuẩn mà vi khuẩn vẫn bơm kháng sinh ra khỏi tế bào → Kháng sinh đã được vận chuyển ngược chiều gradient nồng độ → Đây là hình thức vận chuyển chủ động.


Câu 24:

Sự khác biệt giữa xuất bào và nhập bào là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A - Đúng. Khi xuất bào, túi vận chuyển liên kết với màng sinh chất làm tăng diện tích bề mặt của màng sinh chất còn khi nhập bào, màng sinh chất sẽ lõm xuống làm giảm diện tích bề mặt màng sinh chất.

B - Sai. Xuất bào và nhập bào đều có tính chọn lọc đối với phân tử được vận chuyển.

C - Sai. Xuất bào và nhập bào là hình thức tế bào vận chuyển những phân tử lớn như protein, polysaccharide,… nhờ sự biến dạng của màng.

D - Sai. Xuất bào và nhập bào đều là hình thức vận chuyển chủ động và tiêu tốn năng lượng.


Câu 25:

Trung tâm hoạt động của một enzyme là vùng
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trung tâm hoạt động là vùng nhỏ có cấu trúc không gian tương ứng với cơ chất, đây là vị trí liên kết trực tiếp và làm biến đổi cơ chất của enzyme → Trung tâm hoạt động của một enzyme là vùng tham gia trực tiếp vào phản ứng xúc tác của enzyme.

 


Câu 26:

Chu trình Calvin bắt đầu khi CO2 kết hợp với một carbohydrate gồm năm carbon được gọi là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khi bắt đầu chu trình Calvin, chất kết hợp với CO2 đầu tiên là ribulose bisphosphate (RuBP) và tạo ra 3 – phosphoglycerate (3PG).


Câu 27:

Sản phẩm của quá trình đường phân được vận chuyển vào chất nền ti thể để tiếp tục phân giải là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Pyruvic acid là sản phẩm của quá trình đường phân sẽ được chuyển qua lớp màng kép vào chất nền của ti thể.


Câu 28:

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp tế bào?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A - Đúng. Quang hợp tạo ra oxygen còn hô hấp tế bào sử dụng oxygen.

B - Sai. Quang hợp tạo ra glucose còn hô hấp tế bào sử dụng glucose.

C - Sai. Quang hợp xảy ra ở thực vật, tảo và một số vi khuẩn còn hô hấp tế bào xảy ra ở đa số các sinh vật.

D - Sai. Quang hợp chỉ xảy ra trong điều kiện có ánh sáng còn hô hấp tế bào xảy ra mọi lúc.


Câu 29:

Vì sao khi giám định quan hệ huyết thống hay truy tìm dấu vết tội phạm, người ta thường thu thập các mẫu có chứa tế bào như niêm mạc miệng, chân tóc,…?
Xem đáp án

Đáp án

Khi giám định quan hệ huyết thống hay truy tìm dấu vết phạm tội người ta thường thu thập các mẫu có chứa tế bào niêm mạc như niêm mạc miệng, chân tóc:

- Trong các mẫu đó có chứa tế bào có ADN đặc trưng cho mỗi cá thể nên có thể truy lùng dấu vết phạm tội và những người có quan hệ huyết thống có trình tự ADN gần giống nhau nên có thể dựa vào ADN từ các mẫu vật đó để xác định quan hệ huyết thống.

- Các mẫu này dễ thu thập , đơn giản, không đòi hỏi dụng cụ lấy mẫu phức tạp, tính chính xác cao.


Câu 30:

Nước sấu ngâm là một loại nước giải khát được ưa chuộng vào mùa nắng nóng. Người ta lấy quả sấu ngâm ngập trong nước đường khoảng 3 – 4 ngày là có thể dùng được. Sau khi ngâm, tại sao kích thước quả sấu lại teo nhỏ và xuất hiện những nếp nhăn?
Xem đáp án

Đáp án:

Nước đường là môi trường ưu trương so với tế bào. Do đó, khi ngâm sấu, nước từ trong quả sấu được vận chuyển ra ngoài làm tế bào bị mất nước nên quả sấu bị giảm kích thước và nhăn nheo.


Bắt đầu thi ngay