Thứ bảy, 25/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 12: Thực hành: sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất có đáp án

Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 12: Thực hành: sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất có đáp án

Trắc nghiệm Sinh học 10 CTST Bài 12: Thực hành: sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất có đáp án

  • 362 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Trong thí nghiệm xác định tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống, sau khi cắt miếng khoai tây tại 2 ống nghiệm (ống nghiệm 1: không đun; ống nghiệm 2: đun sôi 2 phút) và quan sát, sẽ thu được kết quả nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ở ống nghiệm 1, các tế bào còn sống nên có khả năng thấm chọn lọc dẫn tới xanh methylene không thấm được vào trong tế bào → Miếng khoai tây ở ống 1 không thấm màu xanh.

Ở ống nghiệm 2, các tế bào chết (được đun nóng) nên mất tính thấm chọn lọc dẫn đến xanh methylene thâm nhập vào trong tế bào → Miếng khoai tây ở ống 2 bị thấm màu xanh.


Câu 3:

Khi hầm canh khoai tây với củ dền đỏ, nếu để lâu khoai tây sẽ bị đổi màu do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khi hầm canh khoai tây, nếu để lâu khoai tây sẽ bị đổi màu giống màu củ dền do sắc tố từ củ dền ngâm vào khoai tây.


Câu 4:

Trong thí nghiệm co nguyên sinh, dung dịch NaCl 2% được nhỏ vào tiêu bản tế bào biểu bì củ hành tím được xem là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Dung dịch NaCl 2% có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào biểu bì củ hành tím nên đây được coi là môi trường ưu trương.


Câu 5:

Trong thí nghiệm co nguyên sinh, sau khi nhỏ dung dịch NaCl 2% vào tiêu bản tế bào biểu bì củ hành tím, sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Môi trường NaCl 2% là môi trường ưu trương so với tế bào biểu bì củ hành tím → Khi nhỏ dung dịch NaCl 2% vào tế bào biểu bì củ hành tím, tế bào bị mất nước gây nên hiện tượng co nguyên sinh (phần chất nguyên sinh co lại, màng sinh chất tách khỏi thành tế bào).


Câu 6:

Trong thí nghiệm co nguyên sinh, biện pháp nào sau đây có thể làm giảm tốc độ co nguyên sinh của tế bào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nồng độ dung dịch NaCl càng lớn thì tốc độ di chuyển của nước càng lớn dẫn đến tốc độ co nguyên sinh càng tăng. Do đó, muốn làm giảm tốc độ co nguyên sinh của tế bào trong thí nghiệm thì nên giảm nồng độ dung dịch NaCl.


Câu 7:

Muốn gây hiện tượng phản co nguyên sinh cần đưa tế bào biểu bì củ hành tím vào

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Muốn gây hiện tượng phản co nguyên sinh cần đưa tế bào biểu bì củ hành tím vào môi trường nhược trương. Vì trong môi trường nhược trương, nước sẽ từ môi trường đi vào trong tế bào giúp phục hồi trạng thái của chất nguyên sinh.


Câu 8:

Khi nhỏ nước cất vào tế bào biểu bì hành tím đã co nguyên sinh nhưng không quan sát được hiện tượng phản co nguyên sinh thì nguyên nhân có thể là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hiện tượng co và phản co nguyên sinh chỉ quan sát được khi tế bào còn sống → Khi nhỏ nước cất vào tế bào biểu bì hành tím đã co nguyên sinh nhưng không quan sát được hiện tượng phản co nguyên sinh thì nguyên nhân có thể là do thời gian co nguyên sinh quá lâu dẫn tế bào bị chết.


Câu 9:

Khi tế bào máu ếch vào dung dịch NaCl 0,65% thì sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Dung dịch NaCl 0,65% là môi trường đẳng trương với tế bào máu ếch → Khi cho tế bào máu ếch vào dung dịch NaCl 0,65%, tế bào sẽ không bị thay đổi hình dạng.


Câu 10:

Tại sao trong môi trường nhược trương, tế bào động vật lại bị tan bào còn tế bào thực vật thì không?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Do tế bào động vật không có thành tế bào nên không có khả năng chống lại sức trương nước. Do đó, trong môi trường nhược trương, nước đi vào trong tế bào khiến tế bào động vật căng lên rồi vỡ ra (hiện tượng tan bào).


Bắt đầu thi ngay