Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống có đáp án
Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống có đáp án (Đề số 37)
-
867 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát hình sau:
Tên các bậc phân loại được mô tả trong hình theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là
Đáp án đúng là: C.
Tên các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo thứ tự là: 7 – loài, 6 – chi, 5 – họ, 4 – bộ, 3 – lớp, 2 – ngành, 1 – giới.
Câu 2:
Đáp án đúng là: D.
Động vật trong hình có 3 tên địa phương là: Hổ, cọp, tiger. Còn tên Panthera tigris là tên khoa học.
Câu 3:
Cho các loài vi khuẩn sau:
Các vi khuẩn gây hại cho con người có ở trên hình gồm
Đáp án đúng là: D.
Trong các hình trên, vi khuẩn có hại cho con người là vi khuẩn lao, vi khuẩn tả và vi khuẩn thương hàn.Câu 4:
Đáp án đúng là: B.
Trong hình trên, các sinh vật nằm trong giới Nguyên sinh vật là: trùng sốt rét, tảo lục, trùng roi.
Vi khuẩn E.coli thuộc giới Khởi sinh.
Câu 5:
Hoa cùng mẹ đi chợ chọn một số loại nấm ăn, trong số các loại nấm sau đây, loại nấm nào ăn được?
Đáp án đúng là: B.
Trong các loại nấm trên, các loại nấm ăn được là: Nấm bào ngư, nấm rơm, nấm đùi gà. Các loại nấm như nấm mũ khía nâu xám, nấm phiến đốm chuông, nấm đỏ là các loại nấm có độc.
Câu 6:
Đáp án đúng là: D.
Trong các loài thực vật trên, thực vật có hoa là: Cây dừa, cây khoai lang, cây ngô.Câu 7:
Sau khi xem tranh, các bạn trong nhóm của Trang đã phát biểu về loài cá voi như sau:
1 – Cá voi là loài động vật sống dưới nước.
2 – Cá voi thuộc lớp cá.
3 – Cá voi đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
4 – Cá voi không có vảy.
5 – Cá voi hô hấp bằng phổi.
Các phát biểu đúng là
Đáp án đúng là: A.
Phát biểu đúng là (1), (3), (4), (5).
Cá voi là loài động vật thuộc lớp thú, sống dưới nước, không có vảy, chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, hô hấp bằng phổi.Câu 8:
Đáp án đúng là: B.
Trong các loài động vật trên, động vật có cấu trúc đối xứng tỏa tròn là sứa (sứa thuộc ngành Ruột khoang).
Câu 9:
Trong các nơi sống sau đây, nơi nào phong phú về số lượng và số cá thể loài?
Đáp án đúng là: A.
Nơi phong phú về số lượng loài và số cá thể của loài là rừng mưa nhiệt đới.
Câu 10:
Đáp án đúng là: D.
Trong các loài động vật trên, loài có nguy cơ tuyệt chủng cần phải bảo vệ là: rắn hổ mang, tê tê, tê giác.
Câu 12:
Ghẻ có kích thước nhỏ khoảng 0,2 – 0,4 mm và gần như không thể thấy bằng mắt thường. Ghẻ sinh trưởng, phát triển và đẻ trứng. Thời gian phát triển từ trứng đến ghẻ trưởng thành ít nhất có thể mất khoảng 2 tuần lễ. Những ghẻ cái sống ký sinh trên cơ thể người từ 1 đến 2 tháng. Ghẻ có đặc điểm thường ký sinh ở những chỗ da mỏng và có nếp gấp như các kẽ ngón tay, cạnh bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, nếp gấp đầu gối, bả vai. Ở trẻ con, ghẻ cũng có thể thấy ở mặt và các nơi khác. Khi mắc bệnh ghẻ, triệu chứng ban đầu xuất hiện chỉ là một vết đỏ, hơi nhô lên và ngứa dữ dội. Tiếp theo là sự hình thành các nốt, bọng nước nhỏ, rồi các nốt và bọng nước nhỏ này bị vỡ ra ở trên bề mặt của da, rất ngứa.
Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Những điều kiện nào để ghẻ lây lan từ người sang người?
b. Khi bị lây ghẻ, người bệnh có những triệu chứng gì?
c. Để phòng tránh lây lan ta cần phải thực hiện các biện pháp nào?
a. Người bệnh sẽ lây cho người lành khi:
- Qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da của người bị ghẻ.
- Người bệnh ghẻ làm rơi vãi ghẻ vào các vật dụng gia đình dùng chung như: mền, gối, quần áo,… dẫn đến người lành khi tiếp xúc sẽ lây bệnh.
b. Khi mắc bệnh ghẻ triệu chứng ban đầu xuất hiện chỉ là một vết đỏ, hơi nhô lên và ngứa dữ dội. Tiếp theo là sự hình thành các nốt, bọng nước nhỏ, rồi các nốt và bọng nước nhỏ này bị vỡ ra ở trên bề mặt của da, rất ngứa.
c. Để phòng bệnh tranh lây lan ta cần: Giữ vệ sinh thân thể; tránh tiếp xúc trực tiếp và không sử dụng chung quần áo, chăn mền,… với người bệnh.
Câu 13:
Khi khai thác Châu Úc, con người đã sai lầm khi đưa một số thỏ hoang ở Châu Âu sang để tận hưởng nguồn cỏ mênh mông ở đó. Không ngờ thỏ phát triển nhanh đến mức tàn phá hết thảo nguyên, làm nhiều động vật khác bị tiêu diệt vì không còn thức ăn, chốn ở.
Giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên?
Nguyên nhân của hiện tượng trên là: Do nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện khí hậu thuận lợi giúp thỏ sinh sản nhanh và tăng nhanh về số lượng. Khi tăng nhanh về số lượng, chúng chiếm nhiều thức ăn và nơi ở, gây thiếu thức ăn và nơi ở cho các sinh vật khác.