Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống có đáp án
Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống có đáp án (Đề số 39)
-
865 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát hình, sắp xếp các cấp bậc phân loại của cây hoa hồng Pháp theo thứ tự bằng các từ gọi ý cho sẵn.
Đáp án đúng là: A.
Các bậc phân loại của cây hoa hồng Pháp:
1 – a (Loài hoa hồng), 2 – g (Chi hoa hồng), 3 – b (Họ hoa hồng), 4 – d (Bộ hoa hồng), 5 – c (Lớp hai lá mầm), 6 – e (Ngành hạt), 7 – h (Giới thực vật).
Câu 2:
Xác định tên khoa học của loài cây trong hình bên:
Đáp án đúng là: D.
Tên khoa học của loài cây này là Litchi chinensis.
Câu 3:
Từ nguyên liệu ban đầu là sữa, để tạo thành sữa chua thì sinh vật nào tham gia quá trình biến đổi đó?
Đáp án đúng là: B.
Từ nguyên liệu ban đầu là sữa để tạo thành sữa chua thì sinh vật tham gia quá trình biến đổi này là vi khuẩn lactic.
Câu 4:
Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy, các biện pháp thực hiện:
1 – Nên ăn thịt sống hoặc thịt tái để giữ vững hương vị.
2 – Rửa tay trước khi ăn.
3 – Phải rửa sạch và nấu chín thức ăn.
4 – Không ăn thức ăn ôi thiu.
5 – Không nên bỏ phí thức ăn đã để nhiều ngày, nấu lại ăn ngay.
Các biện pháp đúng cần thực hiện là
Đáp án đúng là: C.
Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy, cần thực hiện các biện pháp: (2), (3), (4).
- Rửa tay trước khi ăn.
- Phải rửa thật sạch và nấu chín thức ăn.
- Không ăn thức ăn ôi thiu.
Câu 5:
Đáp án đúng là: A.
1 – mũ nấm, 2 – cuống nấm, 3 – sợi nấm, 4 – vòng cuống nấm, 5 – bao gốc nấm.
Câu 6:
Để tránh lây lan bệnh do nấm gây ra, phải thực hiện các biện pháp nào sau đây?
1 – Luôn ngủ chung với các thú cưng và phải giữ cho chúng luôn sạch sẽ.
2 – Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang, găng tay khi tiếp xúc chăm sóc người bệnh.
3 – Dùng đồ chung với người bệnh để tiết kiệm chi phí điều trị.
4 – Vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khỏe thường xuyên.
Các biện pháp cần thực hiện:
Đáp án đúng là: C.
Để tránh lây lan bệnh do nấm gây ra, cần phải thực hiện các biện pháp là: (2), (4).
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang, găng tay khi tiếp xúc chăm sóc người bệnh.
- Vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khỏe thường xuyên.
Câu 7:
Đáp án đúng là: B.
Trong các loài thực vật trên, loài không có hạt là: Rau bợ (thuộc nhóm Dương xỉ) và rêu sừng (thuộc nhóm Rêu).Câu 8:
Đáp án đúng là: D.
Trong các loài động vật không xương sống trên, loài gây bệnh cho con người là giun đũa và ruồi.
Câu 9:
Đáp án đúng là: A.
Tất cả các loài trong hình trên đều bị cấm săn bắn ở nước ta: Voi, hổ, Gấu ngựa, Voọc chà vá.
Câu 10:
Người ta trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn là để:
1 – Làm nơi trú ẩn cho con người.
2 – Hạn chế lũ lụt ở cuối nguồn.
3 – Chống xói mòn hai bên bờ sông suối.
4 – Hạn chế lở đất, lở núi.
5 – Làm nguyên liệu xây nhà cho con người.
Các câu trả lời đúng là
Đáp án đúng là: B.
Người ta trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn là để:
- (2) Hạn chế lũ lụt ở cuối nguồn.
- (3) Chống xói mòn hai bên bờ sông suối.
- (4) Hạn chế lở đất, lở núi.
Câu 12:
Đọc thông tin sau:
Tê giác trắng hay tê giác môi vuông (Ceratotherium simum) là một trong năm loài tê giác còn tồn tại và là một trong số rất ít loài động vật ăn cỏ lớn còn tồn tại. Chúng có nguồn gốc ở đông bắc và miền nam Châu Phi. Tê giác có xu hướng sống thành bầy đàn từ 1 đến 7 con, mặc dù chúng là những động vật to lớn. Trên mõm của chúng có hai sừng với cấu tạo từ các sợi keratin (không phải xương như ở gạc hươu, nai).
Đặc trưng phân biệt rõ nét nhất của tê giác là sừng lớn trên mũi.
Sừng tê giác có thành phần cấu tạo gồm keratin tương tự tóc và móng tay con người. Tại Đông Nam Á và nhất là ở Việt Nam, người dân mài sừng tê giác pha với nước hay rượu để uống và tin rằng nó có thể dùng để chữa bệnh. Việt Nam cũng là nước tiêu thụ lậu sừng tê giác lớn nhất thế giới. Các chiến dịch bảo vệ tê giác được khởi động từ những năm thập niên 1970, nhưng quần thể tê giác vẫn tiếp tục suy giảm nghiêm trọng. Việc buôn bán các bộ phận cơ thể tê giác bị cấm theo các thỏa ước của CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp), nhưng việc săn bắn trộm vẫn là mối đe dọa nguy hiểm nhất cho tất cả các loài tê giác.
Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Sừng tê giác có phải là thuốc chữa trị bệnh hay không? Vì sao?
b. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài tê giác tránh bị tuyệt chủng?
a. Sừng tê giác không phải là thuốc chữa trị bệnh. Nó chỉ là cấu tạo gồm keratin tương tự tóc và móng tay con người, do đó không có thành phần nào để trị bệnh.
b. Để bảo vệ loài tê giác tránh bị tuyệt chủng chúng ta cần: Không săn bắt; Không tiêu thụ sừng tê giác; Đưa tê giác vào khu vực bảo vệ; Tuyên truyền bảo vệ tê giác.Câu 13:
Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không nếu ta cho ếch vào lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới? Từ kết quả thí nghiệm, em có thể rút ra kết luận gì về sự hô hấp của ếch?
Từ kết quả thí nghiệm trên, ta rút ra kết luận: Ếch sẽ chết ngạt sau một thời gian ngắn. Do ếch ở trong lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới nên ếch không thể hô hấp bằng phổi cộng với khả năng hô hấp qua da ở trong nước của ếch gần như bằng không (lượng oxygen trong nước chỉ từ 2 - 3%). Mặt khác cần chú ý: khả năng hô hấp qua lớp da ẩm của ếch chỉ hoạt động lúc ở trên cạn.