Đề thi Học kì 2 Địa Lí 9 có đáp án (Đề 2)
-
2583 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đảo nào sau đây không có nhiều dân sinh sống:
Trả lời: Đảo Bến Lạc là một đảo san hô thuộc cụm Loại Ta của quần đảo Trường Sa. Đây là đảo đứng thứ ba về mặt diện tích trong quần đảo. Các đảo có dân khá đông là: Phú Quốc, Cái Bầu , Phú Quý, Lý Sơn, Cát Bà, Côn Đảo,..
Chọn: C.
Câu 2:
Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển
Trả lời: Đường bờ biển nước ta cong như hình chữ S, dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông.
Chọn: B.
Câu 3:
Những đảo ven bờ có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển là:
Trả lời: Những đảo ven bờ có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển là: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
Chọn: B.
Câu 4:
Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là:
Trả lời: Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
Chọn: C.
Câu 5:
Dầu mỏ và khí tự nhiên của nước ta hiện nay tập trung ở?
Trả lời: Dầu mỏ và khí tự nhiên của nước ta hiện nay tập trung ở thềm lục địa phía Nam, chủ yếu trong các bể trầm tích: Bạch Hổ, Cửu Long, Hồng Ngọc, Rồng,…
Chọn: A.
Câu 6:
Tài nguyên thủy hải sản nước ta có:
Trả lời: Nước ta có: Hơn 2000 loài cá trong đó có 110 loài có giá trị kinh tế, trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu.
Chọn: B.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy: Kể tên 4 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ giáp biển?
Hướng dẫn giải: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 – 5 và trang 27, xác định ranh giới vùng Bắc Trung Bộ. Kể tên 4 trong số các tỉnh giáp biển sau: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
Câu 8:
Trình bày sự phát triển của ngành du lịch biển – đảo.
* Điều kiện phát triển:
- Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú: 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp từ Bắc vào Nam.
- Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch.
* Tình hình phát triển:
- Du lịch biển được phát triển nhanh trong những năm gần đây.
- Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.
* Phương hướng phát triển: Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường.
Câu 9:
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC, DẦU THÔ XUẤT KHẨU VÀ XĂNG DẦU
NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999-2002
Đơn vị: triệu tấn
Năm | 1999 | 2001 | 2002 |
Dầu thô khai thác | 15,2 | 16,8 | 16,9 |
Dầu thô xuất khẩu | 14,9 | 16,7 | 16,9 |
Xăng dầu nhập khẩu | 7,4 | 8,8 | 10,0 |
a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu của nước ta năm 1999 và 2002.
b. Qua biểu đồ và bảng số liệu hãy rút ra nhận xét về ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí của nước ta.
Hướng dẫn giải:
a. Vẽ biểu đồ:
BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC, DẦU THÔ XUẤT KHẨU VÀ XĂNG DẦU NHẬP KHẨU CẢU NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999 - 2002
b. Nhận xét
Trong thời kì 1999 - 2002
+ Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng, từ 15,2 triệu tấn (năm 1999) lên 16,9 triệu tấn (năm 2002).
+ Hầu hết dầu thô khai thác được xuất khẩu. Tỉ lệ dầu thô xuất khẩu trong sản lượng dầu thô khai thác qua các năm.
+ Lượng xăng dầu nhập khẩu tăng liên tục, từ 7,4 triệu tấn (năm 1999) lên 10,0 triệu tấn (năm 2002).
→Cho thấy ngành chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển