Đề số 1
-
824 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hoạt động nào sau đây của con người không phải hoạt động nghiên cứu khoa học?
Đáp án B
Hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học gọi là hoạt động nghiên cứu khoa học.
Sản xuất phân bón hóa học là hoạt động sản xuất, không phải hoạt động nghiên cứu khoa học.
Câu 2:
Độ chia nhỏ nhất của thước là:
Đáp án A
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Câu 3:
Chất ở thể khí không có tính chất nào sau đây?
Đáp án D
Đặc điểm của thể khí/ hơi:
- Các hạt chuyển động tự do, chiếm thể tích toàn bộ vật chứa nó.
- Có hình dạng và thể tích không xác định.
- Dễ bị nén.
- Ngoài ra chất khí chỉ nhìn thấy khi có màu.
Câu 4:
Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?
Chọn đáp án C
Tính chất hóa học thể hiện ở hiện tượng có sự tạo thành chất mới.
Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen → có sự tạo thành chất mới.Câu 5:
Chọn phát biểu đúng:
Đáp án A
Oxygen là chất khí, tan ít trong nước.
Câu 6:
Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
Đáp án A
Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, luương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như protein (chất đạm), lipid (chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (như B1, B2,...) và các khoáng chất.
Một số loại cây lương thực như lúa mạch, lúa gạo, ngô, khoai, sắn, …
Mía không phải cây lương thực.
Câu 7:
Thế nào là vật liệu?
Đáp án C
Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
Câu 8:
Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là
Đáp án B
Nhiên liệu (chất đốt) khi cháy tỏa nhiệt và phát sang.
Than đá được dùng làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện vì nó được dùng để đốt cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất điện.
Câu 9:
Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào
Đáp án D
Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào số chất tạo nên.
Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất.
Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
Câu 10:
Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?
Đáp án A
Phương pháp lọc dùng để tác chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.
Ta thấy cát không tan trong nước.
→ Phương pháp lọc là phương pháp đơn giản nhất để tách cát ra khỏi nước.
Câu 11:
Mũi tên đang chỉ vào phần nào của tế bào?
Đáp án C
Nhân tế bào nhân thực thường có hình cầu và được lớp màng bao bọc.
Câu 12:
Cho các đặc điểm sau:
(1) Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào
(2) Mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng khác nhau
(3) Một tế bào có thể thực hiện được các chức năng của cơ thể sống
(4) Cơ thể có cấu tạo phức tạp
(5) Đa phần có kích thước cơ thể nhỏ bé
Các đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cơ thể đa bào?
Đáp án C
(3) và (5) là đặc điểm của cơ thể đơn bào.
Câu 13:
Khi sắp xếp các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, trật tự nào dưới đây là đúng?
Đáp án B
Trình tự sắp xếp đúng của các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: Tế bào à mô à cơ quan à hệ cơ quan à cơ thể
Câu 14:
Loài nào dưới đây không thuộc giới Thực vật?
Đáp án A
Tảo lục là đại diện thuộc giới Nguyên sinh.
Câu 15:
Tên khoa học của một loài được hiểu là:
Đáp án A
Tên khoa học của một loài là cách gọi tên loài sinh vật theo tên chi/giống và tên loài. Ngoài ra có thể đi kèm với tên tác giả và năm công bố.
Câu 16:
Cơ thể nào dưới đây không phải là cơ thể đơn bào?
Đáp án B
Con dơi là cơ thể đa bào.
Câu 17:
Hệ cơ quan nào dưới đây không cần phối hợp hoạt động khi cơ thể đang chơi thể thao?
Đáp án D
Khi cơ thể vận động cần tới sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan nhưng không cần tới hệ tiêu hóa.
Câu 18:
Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Động vật?
Đáp án C
Giới Động vật gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, sống dị dưỡng và có khả năng di chuyển.
Câu 19:
Cho các bộ phận sau:
(1) Tế bào cơ
(2) Tim
(3) Mô cơ
(4) Con thỏ
(5) Hệ tuần hoàn
Sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là:
Đáp án D
Trật tự sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là: Tế bào cơ à mô cơ à tim à hệ tuần hoàn à con thỏ tương đương với thứ tự sắp xếp là (1) à (3) à (2) à (5) à (4)
Câu 20:
Khi xây dựng khóa lưỡng phân, người ta cần làm gì đầu tiên?
Đáp án B
Khi xây dựng khóa lưỡng phân, người ta thường xác định các đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật và dựa vào đó để chia chúng ra làm hai nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật.
Câu 21:
Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
“ Tác dụng … hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.”
Đáp án B
Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.
Câu 22:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án A
Lực không gây ra chuyển động cho vật, nó chỉ làm vật biến dạng hoặc thay đổi chuyển động.
Phát biểu không đúng là: Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
Câu 23:
Đơn vị nào sau đây là đơn vị lực?
Đáp án D
Đơn vị của lực là niuton (N)
A – đơn vị khối lượng
B – đơn vị chiều dài
C – đơn vị thể tích
Câu 24:
Lực tác dụng vào vật gây ra cho vật:
Đáp án D
Lực tác dụng vào vật có thể làm:
- vật thay đổi tốc độ
- vật bị biến dạng
- vừa thay đổi tốc độ vừa bị biến dạng
Câu 26:
Một lò xo dài thêm 20 cm khi treo vào đầu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 15 N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo này là 20 cm.
Đáp án D
Khi treo vật nặng có trọng lượng 20 N thì lò xo dãn ra 20 cm.
=> Khi treo vật nặng có trọng lượng (20 + 15 = 35 N) thì lò xo dãn ra ? cm.
Độ dãn của lò xo khi treo vật nặng có trọng lượng 35 N là: \(\frac{{35\,.20}}{{20}} = 35\,cm\)
Chiều dài của lò xo khi đó là: 20 + 35 = 55 cm.
Câu 27:
Lực ma sát xuất hiện ở:
Đáp án A
Lực ma sát xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật (chống lại nguyên nhân gây ra chuyển động của vật).
Câu 28:
Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ
Đáp án D
Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ tăng dần hoặc giảm dần.
Ví dụ:
- Bóng đang chuyển động trên sân, lực cản của cỏ trên sân tác dụng lên quả bóng làm bóng chuyển động chậm dần.
- Bóng đang chuyển động trên sân, một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này tác dụng lên quả bóng làm bóng chuyển động nhanh dần.
Câu 29:
Mô tả nào sau đây đúng với lực được biểu diễn trong hình vẽ (tỉ xích 1 cm ứng với 2N).
Đáp án A
Vec tơ lực F1 có đặc điểm:
- Điểm đặt: tại mép hoặc trọng tâm vật
- Phương: nằm ngang
- Chiều: từ trái sang phải
- Độ lớn: 4 N ứng với 2cm theo tỉ xích 1 cm ứng với 2 N.
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường
Đáp án C
- Phát biểu sai là: Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng thì lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường không làm mặt tường biến dạng.
Vì lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường sẽ làm mặt tường bị méo mó, vỡ nát, làm biến dạng mặt tường và làm tường rung động trong thời gian rất ngắn.
=> Phát biểu đúng phải là: Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường vừa làm mặt tường bị biến dạng, vừa làm biến đổi chuyển động của mặt tường (khó quan sát).