Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Trắc nghiệm KHTN 6 học kì 2 có đáp án

Trắc nghiệm KHTN 6 học kì 2 có đáp án

Trắc nghiệm KHTN 6 học kì 2 có đáp án (Đề 01)

  • 1131 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

... cơ thế đơn bào có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Từ thích hợp để điền vào chỗ … là

Xem đáp án

Đáp án D

Một số ít cơ thể đơn bào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.


Câu 2:

Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?

Xem đáp án

Đáp án D

- Tảo lục là một nhóm lớn các loài tảo, đa số tảo lục là cơ thể đơn bào.

- Hoa hồng, hoa mai và hoa hướng dương là vật sống đa bào.


Câu 3:

Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?

(1) Đặc điểm tế bào.

(2) Mức độ tổ chức cơ thể.

(3) Môi trường sống.

(4) Kiểu dinh dưỡng.

(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn.

Xem đáp án

Đáp án C

- Tiêu chí thường được dùng để phân loại sinh vật là đặc điểm tế bào (nhân thực hay nhân sơ), mức độ tổ chức cơ thể (đơn bào hay đa bào), môi trường sống (trên cạn, dưới nước, trong đất hay sinh vật), kiểu dinh dưỡng (tự dưỡng hay dị dưỡng),…

- Tiêu chí vai trò trong tự nhiên và thực tiễn không được dùng để phân loại sinh vật vì một loài có thể có nhiều vai trò khác nhau đồng thời các loài khác nhau cũng có thể có những vai trò giống nhau.


Câu 4:

Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự: Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.

- Các loài có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một chi (giống).

- Các chi (giống) có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một họ.

- Các họ có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một bộ.

- Các bộ có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một lớp.

- Các lớp có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một ngành.

- Các ngành có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một giới.


Câu 5:

Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới Thực vật.


Câu 6:

Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?

Xem đáp án

Đáp án B

Thực vật là các cơ thể đa bào, nhân thực còn trùng roi là cơ thể đơn bào, nhân thực nên trùng roi không được xếp vào nhóm thực vật.


Câu 7:

Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn đáp án đúng.

Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn đáp án đúng. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án C

(1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) Vỏ ngoài.

Virus chưa có cấu tạo tế bào. Tất cả các virus đều gồm 2 thành phần cơ bản: vỏ protein và lõi là vật chất di truyền (ADN hoặc ARN). Một số virus có thêm vỏ ngoài và gai glycoprotein.


Câu 8:

Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng
Xem đáp án

Đáp án C

Virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc vì: Virus chưa có cấu tạo tế bào → Virus không thể tổng hợp được những chất cần thiết → Virus phải nhờ vào bộ máy của tế bào chủ tổng hợp ra các chất cần thiết chúng cần nên virus phải kí sinh nội bào bắt buộc.


Câu 9:

Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên?

Xem đáp án

Đáp án B

- Bệnh dại do virus dại gây ra.

- Bệnh kiết lị do trùng kiết lị (nguyên sinh vật) gây ra.

- Bệnh vàng da do thiếu máu, tan máu bẩm sinh hoặc màng tế bào hồng cầu bị phá hủy trực tiếp như trong bệnh sốt rét (nguyên sinh vật) gây ra,…

- Bệnh tả do vi khuẩn tả gây ra.


Câu 10:

Vi khuẩn là

Xem đáp án

Đáp án A

Vi khuẩn là nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.


Câu 11:

Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng:

Xem đáp án

Đáp án  B

Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng hóa năng


Câu 12:

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Nhiên liệu là những vật (1) … được và khi cháy chúng (2) … và (3) … “

Xem đáp án

Đáp án A

“Nhiên liệu là những vật (1) cháy  được và khi cháy chúng (2) tỏa nhiệt và (3) phát sáng”.


Câu 13:

Vì sao chúng ta quan sát được nhiều pha của Mặt Trăng từ Trái Đất?

Xem đáp án

Đáp án D

Chúng ta quan sát được nhiều pha của Mặt Trăng từ Trái Đất vì Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất.


Câu 14:

Trái Đất đứng thứ mấy trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa?

Xem đáp án

Đáp án C

Trái Đất đứng thứ 3 trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa.


Câu 15:

Các thiết bị nào sau đây sử dụng xăng để hoạt động?

Xem đáp án

Đáp án  A

- Xe máy, ô tô, máy phát điện sử dụng xăng để hoạt động.

- máy bay sử dụng xăng có chỉ số octan cao

- Tàu hỏa chạy bằng đầu máy hơi nước sử dụng nhiên liệu than củi để đốt cháy tạo nhiệt đun nước.

- Bếp gas sử dụng khí gas

- Xe đạp hoạt động bằng sức người.


Câu 16:

Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Hải Vương tinh ở xa Mặt Trời nhất nên có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất.


Câu 17:

Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?

Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng? (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án A

Quan sát hình ảnh ta thấy, Mặt Trăng sáng ở phía bên phải và sẽ tăng dần diện tích mặt sáng => đó là hình ảnh Trăng khuyết đầu tháng.


Câu 18:

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

Pin mặt trời biến đổi … (1) … thành năng lượng điện, còn máy phát điện gió biến đổi … (2) … thành năng lượng điện. Đây đều là các nguồn năng lượng tái tạo
Xem đáp án

Đáp án B

Pin mặt trời biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện, còn máy phát điện gió biến đổi năng lượng gió thành năng lượng điện. Đây đều là các nguồn năng lượng tái tạo.


Câu 19:

Người ở vị trí B trong hình, khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?

Người ở vị trí B trong hình, khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát  (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án A

Vì Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên người ở vị trí B sẽ dần được ánh sáng Mặt Trời chiếu tới, đó là hiện tượng Mặt Trời mọc.


Câu 20:

Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm:

Xem đáp án

Đáp án D

Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.


Câu 21:

Trong các lực em đã được học, lực nào gây ra chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất?

Xem đáp án

Đáp án D

Lực gây ra chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là lực hấp dẫn giữa hai thiên thể.


Câu 22:

Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:

Xem đáp án

Đáp án B

A – sai, nếu vậy sẽ nhìn thấy Trăng bán nguyệt

B – đúng

C – sai, Mặt Trăng có hình khối cầu nên Mặt Trời không thế chiếu sáng toàn bộ Mặt Trăng

D – sai, nếu vậy sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực

Câu 23:

Năng lượng của dầu mỏ là năng lượng:

Xem đáp án

Đáp án C

Năng lượng của dầu mỏ là năng lượng không tái tạo vì phải trải qua hàng trăm triệu năm mới hình thành dầu mỏ được và có nguy cơ cạn kiệt.


Câu 24:

Bầu khí quyển của Trái Đất không thoát vào không gian vì:

Xem đáp án

Đáp án A

Bầu khí quyển của Trái Đất không thoát vào không gian vì tác dụng của lực hấp dẫn giữa Trái Đất và bầu khí quyển.


Câu 25:

Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng nào là dạng năng lượng không tái tạo?

Xem đáp án

Đáp án D

A - năng lượng không tái tạo

B - năng lượng không tái tạo

C - năng lượng không tái tạo


Câu 26:

Thiết bị nào dưới đây, không sử dụng pin Mặt Trời để hoạt động?

 
Xem đáp án

Đáp án A

Thiết bị không sử dụng năng lượng mặt trời
Thiết bị nào dưới đây, không sử dụng pin Mặt Trời để hoạt động? (ảnh 1)

Câu 27:

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau sao cho thích hợp nhất:

“ Khi Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, hình dạng của mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ ….”.

Xem đáp án

Đáp án A

Khi Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, hình dạng của mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ các góc khác nhau.


Câu 28:

Nguyên nhân nào dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm?

Xem đáp án

Đáp án C

Nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm là do sự mọc và lặn của Mặt Trời.


Câu 29:

Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do:

Xem đáp án

Đáp án D

Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do Trái Đất có dạng hình khối cầu

Câu 30:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.


Bắt đầu thi ngay