Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 10 (có đáp án): Các nước Tây Âu

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 10 (có đáp án): Các nước Tây Âu

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 10 (có đáp án): Các nước Tây Âu

  • 2660 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 10 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu đã làm gì?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

- Năm 1948 – 1951, để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế 16 nước Tây Âu nhận viện trở của Mĩ theo “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (Kế hoạch Mác-san) do Mĩ đề ra.

=> Nền kinh tế các nước châu Âu nhanh chóng được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.


Câu 2:

“Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là gì?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

(SGK – trang 41)

“Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (1948- 1952) do ngoại trưởng Mĩ Mác-san đề xướng viện trợ 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu khôi phục nền kinh tế với những điều kiện ràng buộc của Mĩ.


Câu 3:

Để nhận được viện trợ theo “Kế hoạch Mác-san”, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

(SGK – trang 41)


Câu 4:

Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

+ Thời kì Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.


Câu 5:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nước nào phân chia chiếm đóng lãnh thổ nước Đức?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bốn cường quốc Đồng minh là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực chiếm đóng và kiểm soát.


Câu 6:

Việc các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) làm cho tình hình châu Âu:

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Việc các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) làm cho tình hình châu Âu trở nên căng thẳng, các nước tiến hành chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.


Câu 7:

Những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Đức vươn lên đứng thứ mấy trong thế giới tư bản?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Đức vươn lên đứng thứ ba trong thế giới tư bản, sau Mĩ và Nhật Bản.


Câu 8:

Tổ chức liên kết khu vực ra đời đầu tiên là tổ chức nào?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

- Từ năm 1950, khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục dần xuất hiện xu hướng liên kết khu vực.

+ Khởi đầu là sự ra đời của “Cộng đồng than - thép châu Âu” vào tháng 4 – 1951 do 6 nước Pháp,CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan sáng lập.


Câu 9:

Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời có ý nghĩa tích cực nhất là gì?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

(SGK – trang 42)


Câu 10:

Họp hội nghị cấp cao giữa các nước EC họp tại Ma-xtrich quyết định đổi tên Cộng đồng châu Âu (EC) thành:

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

- Tháng 12 – 1991, các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Ma-xtrich, thông qua hai quyết định quan trọng:

+ Xây dựng thị trường châu Âu với liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Ngày 1 – 1 – 1999, phát hành đồng EURO.

+Xây dựng liên minh chính trị, mở rộng liên kết chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung.

- Năm 1993, Cộng đồng châu Âu được đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU), trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.


Câu 11:

Anh(chị) hiểu thế nào về khái niệm Tây Âu?

Xem đáp án

Tây Âu không phải là khái niệm chỉ vị trí địa lý mà là khái niệm chính trị- xã hội, xuất hiện trong thời kì chiến tranh lạnh để chỉ những quốc gia đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, thân Mĩ. Nó khác biệt với các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa thân Liên Xô.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 12:

Tại sao Mĩ và các nước phương Tây lại dồn sức viện trợ cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh?

Xem đáp án

Mĩ và các nước phương Tây không muốn một giải pháp thống nhất ở Đức mà ở đó có sự cân bằng quyền lực giữa Xô- Mĩ theo quy định của hội nghị Ianta và Pốtxđam. Sự ra đời của nước CHLB Đức (Tây Đức) tháng 9- 1949 đã phản ánh tham vọng đó. Để biến Tây Đức thành một "Lực lượng xung kích" của khối NATO, chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Mĩ và các nước phương Tây dồn sức viện trợ cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 13:

Điểm giống nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là:

Xem đáp án

EU và ASEAN đều là các tổ chức liên kết mang tính khu vực ở châu Âu và Đông Nam Á

Đáp án cần chọn là: D


Câu 14:

Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?

Xem đáp án

Brexit là một thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện Anh rời khỏi EU. Theo kết quả cuộc trưng cầu chính thức ngày 24- 6- 2016, người dân Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) với tỷ lệ 51,9% ủng hộ và 48,1% phản đối hành động này

Đáp án cần chọn là: B


Câu 15:

Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu?

Xem đáp án

Trải qua một quá trình chuẩn bị, ngày 18-4-1951, 6 nước Tây Âu (gồm Pháp,  CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua) đã thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC).

- Sau đó, ngày 25-3-1957, 6 nước này lại kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).

- Ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên được hợp nhất lại thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

- Tháng 12-1991, được đổi tên thành “Liên minh châu Âu” (EU).

Đáp án cần chọn là: A


Bắt đầu thi ngay