Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 28 (có đáp án) Nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (1954 – 1960) (Phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 28 (có đáp án) Nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (1954 – 1960) (Phần 2)
-
2104 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?
Đáp án D
Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia
Câu 2:
Ngày 10 – 10 – 1954 diễn ra sự kiện quan trọng gì ở Việt Nam?
Đáp án A
Ngày 10-10-1954, Pháp rút khỏi Hà Nội, quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản thủ đô trong không khí tưng bừng của ngày chiến thắng
Câu 3:
Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là:
Đáp án D
Sau hiệp định Giơ-ne=vơ (1954), thực dân Pháp rút quân khi chưa thực hiện hiệp thương thống nhất hai miền. Mĩ nhanh chóng thay chân Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm chia cắt lâu dài Việt Nam. Do đó kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơ-ne=vơ năm 1954 về Đông Dương là đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Câu 4:
Khẩu hiệu được đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là gì?
Đáp án A
Khẩu hiệu được đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là “người cày có ruộng”
Câu 5:
Khẩu hiệu được thực hiện qua các đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc (cuối 1953 -1956) là:
Đáp án B
Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là “người cày có ruộng”
Câu 6:
Lý do chính khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương có quy định về vấn đề thống nhất đất nước là gì?
Đáp án C
Lý do trực tiếp khiến Việt Nam bị chia cắt mặc dù hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước. Đó là do thực dân Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân theo quy định của hiệp định.
Câu 7:
Mĩ thay chân Pháp ở miền Nam sau năm 1954 không nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?
Đáp án D
Pháp rút khỏi miền Nam, Mĩ nhanh chóng thay chân, lập nên chính quyền Ngô Đình Diệm âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam; biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á; làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, phản công phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam.
=> Loại trừ đáp án: D
Câu 8:
Nhiệm vụ cơ bản, đầy đủ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 là:
Đáp án D
Do cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã cơ bản được hoàn thành ở miền Bắc nên sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, sau đó tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương chi viện cho miền Nam kháng chiến.
Câu 9:
Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) không mang ý nghĩa nào sau đây?
Đáp án D
Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam: giai cấp địa chủ phong kiến cơ bản bị xóa bỏ, nông dân trở thành người làm chủ nông thôn. Qua đó khối liên minh công- nông được củng cố vững chắc. Cải cách ruộng đất không mang ý nghĩa củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ.
=> Loại trừ đáp án: D
Câu 10:
Nguyên nhân chính nào dẫn đến hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1953-1957)?
Đáp án B
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1975) là do những sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không xuất phát từ tình hình thực tế. Ở nhiều nơi đã quy chụp cả những địa chủ kháng chiến và trung nông thành địa chủ phản cách mạng
Câu 11:
Nguyên nhân sâu xa để Đảng và Chính phủ Việt Nam cần phải hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) là gì?
Đáp án D
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mới chỉ giải quyết được mâu thuẫn dân tộc, còn mâu thuẫn giai cấp vẫn tồn tại. Để giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, Đảng và Chính phủ Việt Nam cần phải hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957).
Câu 12:
Nhân tố khách quan nào tác động khiến Việt Nam bị chia cắt sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
Đáp án A
Nhân tố khách quan tác động đến sự Việt Nam chia cắt sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là do tác động của cục diện hai cực, hai phe. Trên thế giới cũng có nhiều quốc gia bị chia cắt giống Việt Nam như Đức, bán đảo Triều Tiên. Cục diện hai cực, hai phe ở đây chính là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Ở miền Nam có sự can thiệp của Mĩ với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và sự giúp đỡ của Liên Xô với cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ sức ảnh hưởng của cục diện này ở Việt Nam.