Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 34 (có đáp án): Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau CTTG thứ 1 - năm 2000
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 34 (có đáp án): Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau CTTG thứ 1 - năm 2000
-
1644 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào?
Đáp án: C
Giải thích:
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam và phong trào yêu nước cuối những năm 20 của thế kỉ XX.
Câu 2:
Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là gì?
Đáp án: A
Giải thích:
Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới.
Câu 3:
Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?
Đáp án: B
Giải thích:
Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là đã tập hợp được giai cấp nông dân và giai cấp công nhân hình thành liên minh công nông – đội quân chủ lực của cách mạng giải phóng dân tộc và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh.
Câu 4:
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) và can thiệp Mĩ, quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn, trong đó thắng lợi nào là quan trọng nhất và mang tính quyết định?
Đáp án: D
Giải thích:
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) và can thiệp Mĩ, quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn, trong đó thắng lợi quan trọng nhất và mang tính quyết định là chiến cuộc đông – xuân năm 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lực của Pháp và can thiệp Mĩ, buộc Pháp phải kí kết hiệp định Pa-ri rút quân về nước.
Câu 5:
Đảng ta đã xây dựng mặt trận nào trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
Đáp án: C
Giải thích:
Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 – 12 – 1960).
Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Việt Minh ra đời trong kháng chiến chống Pháp. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời trong giai đoạn sau.
Câu 6:
Địa điểm số nhà 5D phố Hàm Long gắn liền với sự kiện lịch sử nào của dân tộc?
Đáp án: B
Giải thích:
Địa điểm số nhà 5D phố Hàm Long là nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên.
Câu 7:
Trận Ấp Bắc diễn ra trong thời kì đánh bại chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?
Đáp án: B
Giải thích:
Ngày 2 – 1 – 1963, quân dân miền Nam giành chiến thắng vang dội trong trận Ấp Bắc đã làm phá sản Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Câu 8:
Vì sao nói chiến dịch Hồ Chí Minh là một bước tiến mới trong lịch sử dân tộc?
Đáp án: D
Giải thích:
Chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 9:
Đường lối đổi mới của Đảng được đưa ra đầu tiên tại đại hội nào?
Đáp án: C
Giải thích:
(SGK – trang 175)
Câu 10:
Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của các mạng Việt Nam là gì?
Đáp án: C
Giải thích:
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng ra đời đã đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng cụ thể đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Câu 11:
Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào?
Đáp án D
- Với Hiệp định Pari (1973) ta mới hoàn thành nhiệm vụ "Đánh cho Mỹ cút"
- Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã lật đổ được hệ thống chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương, thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”
Câu 12:
Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là gì?
Đáp án B
Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là khẳng định con đường bạo lực cách mạng.
- Nghị quyết 15 (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ- Diệm và nhấn mạnh: ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác
- Nghị quyết 21(7-1973) khẳng định trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng.
Câu 13:
Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
Đáp án D
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của quân ta, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở. Hơn nữa, đồng bào Tây Nguyên rất yêu nước, trung thành với cách mạng. Căn cứ vào đó, Bộ chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.
Tây nguyên không phải căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn => đây không phải lí do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.
Câu 14:
Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp (1946 - 1954) và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều diễn ra trong điều kiện quốc tế như thế nào?
Đáp án B
Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều diễn ra trong điều kiện cục diện hai cực, hai phe bao trùm, chi phối các mối quan hệ quốc tế. Việt Nam chính là nơi diễn ra những cuộc đụng đầu lịch sử trong thế kỉ XX. Biểu hiện quan trọng nhất là sự can thiệp của Mĩ trong cuộc kháng chiến của Pháp, trực tiếp tiến hành xâm lược Việt Nam ngay khi Pháp rút khỏi và sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam.
Câu 15:
Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là
Đáp án D
Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là đều những trận quyết chiến chiến lược, huy động đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc, quyết định đến chiều hướng của cả 2 cuộc chiến tranh.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ - chiến dịch tiến công quy mô lớn nhất đến thời điểm lúc bấy giờ. Với chiến dịch này, quân và dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của quân đội Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, mà các tướng lĩnh Pháp, Mỹ cho rằng, đó là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với các thắng lợi trên khắp các chiến trường cả nước và toàn Đông Dương trong giai đoạn Đông Xuân 1953 - 1954 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch tiến công lớn nhất, trận quyết chiến chiến lược vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta - đại thắng lợi, đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
Câu 16:
“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, là phương châm tác chiến của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch nào?
Đáp án C
“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” là phương châm tác chiến của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh để tranh thủ thời cơ nhanh chóng giành thắng lợi hoàn toàn