Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 6: (có đáp án) Các nước Châu Phi
-
1723 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?
Đáp án cần chọn là: A
Phong trào đấu tranh giành độc lập của châu Phi bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi (Ai Cập, Libi), sau đó lan ra các vùng khác.
Câu 2:
Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
Đáp án cần chọn là: A
Sự kiện mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952), lật đổ vương triều Pharúc- chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (1953).
Câu 3:
Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi?
Đáp án cần chọn là: D
Với thắng lợi của cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
Câu 4:
Nước thực dân nào đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi?
Đáp án cần chọn là: D
Năm 1662, người Hà Lan là nước thực dân đầu tiên đặt chân lên đất Nam Phi, lập ra xứ thuộc địa Kếp
Câu 5:
Đầu thế kỉ XIX, Nam Phi chịu sự thống trị của nước thực dân nào?
Đáp án cần chọn là: A
Đến đầu thế kỉ XIX, người Anh đã chiếm xứ Kếp từ tay người Hà Lan. Năm 1910, Liên bang Nam Phi được thành lập nằm trong khối Liên hiệp Anh.
Câu 6:
Tổ chức chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân Nam Phi đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc?
Đáp án cần chọn là: A
Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), đứng đầu là Nen-xơn Man-đê-la, người da đen đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai)
Câu 7:
Chiến lược nào được chính phủ Nam Phi đề ra nhằm xóa bỏ chế độ A-pác-thai về kinh tế?
Đáp án cần chọn là: B
Năm 1996, chính phủ Nam Phi đã đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô với tên gọi “Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại” nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen, xóa bỏ chế độ A-pác-thai về kinh tế vốn còn tồn tại đối với người da đen
Câu 8:
Mục tiêu xóa bỏ "chế độ A-pác-thai về kinh tế" là của quốc gia nào?
Đáp án cần chọn là: C
Năm 1996, chính phủ Nam Phi đã đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô với tên gọi “Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại” nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen, xóa bỏ “chế độ A-pác-thai về kinh tế” vốn còn tồn tại đối với người da đen.
Câu 9:
Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế- chính trị ở khu vực?
Đáp án cần chọn là: A
Trong những năm gần đây, các nước châu Phi đang nỗ lực cùng nhau giải quyết các cuộc xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế thông qua vai trò chủ yếu của Liên minh châu Phi (AU)
Câu 10:
Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
Đáp án cần chọn là: D
- Các đáp án B, C: là điều kiện khách quan thuận lợi dẫn đến bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đáp án D: sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi không phải là điều kiện khách quan thuận lợi, mà là điều kiện chủ quan để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Câu 11:
Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là gì?
Đáp án cần chọn là: B
Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bước vào thời kì xây dựng đất nước. Mặc dù đạt được một số thành tựu nhưng rất nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn do xung đột, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên.
Câu 12:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là gì?
Đáp án cần chọn là: A
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là do các cuộc xung đột, nội chiến sắc tộc, tôn giáo; tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành.
+ Từ năm 1987 - 1997: Riêng ở châu Phi có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến.
+ Liên hợp quốc xếp 32 trong tổng số 57 nước châu Phi vào nhóm những nước nghèo nhất thế giới.
+ Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, số nợ của các nước châu Phi lên tới 300 tỉ USD.
Câu 13:
Vì sao năm 1960 lại được gọi là “Năm châu Phi”?
Đáp án cần chọn là: A
Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân lần lượt tan rã.