Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) Tuần 4 Vài nét về Cao Bá Quát
-
1064 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Địa danh nào là quê quán của Cao Bá Quát?
- Cao Bá Quát là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.
- Lê Hữu Trác là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương.
- Làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục , tỉnh Hà Nam là quê nội của Nguyễn Khuyến.
- Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định là quê của Trần Tú Xương.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
Cao Bá Quát mất khi nào?
Cao Bá Quát mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
Đáp án không phải là nội dung phản ánh của thơ văn Cao Bá Quát?
Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ XIX.
Đáp án: D
Câu 4:
Ý nào sau đây không nói về đặc điểm nổi bật con người của Cao Bá Quát?
Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
Vì sao Cao Bá Quát lại khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn?
Khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần 1854, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch. Triều đình nhà Nguyễn không quan tâm đến đời sống nhân dân khiến nhân dân hết sức cực khổ. Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn... cùng nhau tôn Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn. Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời.
Đáp án: D
Câu 6:
Trong bài thơ "Bài ca ngắn đi trên bãi cát", yếu tố nào không phải là yếu tố tả thực?
“Quán rượu” là hình ảnh biểu tượng. Cuộc mưu cầu danh lợi có thể hiểu như quán rượu: số người say vô số, người tỉnh táo rất hiếm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
Từ “đường cùng” trong câu thơ “Hãy nghe ta hát khúc đường cùng” có ý nghĩa ẩn dụ cho điều gì?
"Khúc đường cùng" là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng cho nỗi tuyệt vọng của tác giả. Ông bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng không biết phải làm như thế nào. Ấp ủ khát vọng cao cả nhưng không tìm được con đường để thực hiện khát vọng đó. Hay đó là niềm khao khát thay đổi cuộc sống.
Đáp án cần chọn là: A