Thứ sáu, 03/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Văn Trắc nghiệm Văn 11 Kết nối Tác phẩm Chiếu cầu hiền có đáp án

Trắc nghiệm Văn 11 Kết nối Tác phẩm Chiếu cầu hiền có đáp án

Trắc nghiệm Văn 11 Kết nối Tác phẩm Chiếu cầu hiền có đáp án

  • 562 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ai là người viết Chiếu cầu hiền?

Xem đáp án

Do Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 – 1789

Đáp án cần chọn là: B


Câu 2:

Mục đích ra đời của Chiếu cầu hiền là?

Xem đáp án

Mục đích ra đời của Chiếu cầu hiền: Nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại Tây Sơn

Đáp án cần chọn là: C


Câu 3:

Khái niệm thể loại chiếu là?

Xem đáp án

- Chiếu thuộc loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban ra để triều đình và nhân dân thực hiện.

- Có thể do vua đích thân viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 4:

Phương thức biểu đạt của tác phẩm là?

Xem đáp án

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Đáp án cần chọn là: A


Câu 5:

Phần 1 tác phẩm nêu vấn đề gì?

Xem đáp án

Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 6:

Tác giả so sánh người hiền tài với ngôi sao trên trời thể hiện điều gì?

Xem đáp án

→ Người hiền tài như ngôi sao sáng trên trời: so sánh người hiền tài như vì sao tinh tú → đề cao vị trí, vai trò của người hiền tài.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 7:

Thái độ của sĩ phu Bắc Hà khi đất nước đang khó khăn là?

Xem đáp án

- Thái độ của sĩ phu Bắc Hà:

+ “Kẻ sĩ ẩn trong ngòi khe trốn tránh việc đời”: kẻ sĩ mai danh ẩn tích uổng phí tài năng.

+ “Những bậc tinh anh trong triều đương phải kiêng dè không dám lên tiếng”: người ra làm quan thì giữ mình không dám nói thẳng.

- Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước

Đáp án cần chọn là: D


Câu 8:

Khi thấy thái độ của các sĩ phu, vua Quang Trung có tâm trạng như thế nào?

Xem đáp án

- Tâm trạng của vua Quang Trung:

+ “Nay trẫm đang lắng nghe, ngày đêm mong mỏi,...”: khắc khoải chờ người hiền ra giúp nước

+ Hàng loạt các câu hỏi (hay trẫm ít đức...? Hay đang thời đổ nát...): thái độ khiêm tốn, chân thành nêu rõ lịch sử đã sang trang, cơ hội để người hiền tài ra giúp nước. Câu hỏi buộc người nghe phải thay đổi cách ứng xử.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 9:

Thực trạng đất nước lúc bấy giờ ra sao?

Xem đáp án

Thực trạng đất nước:

+ Triều đình chưa ổn định

+ Biên ải chưa yên

+ Dân chưa lại sức

+ Ân đức vua chưa thấm nhuần khắp nơi

→ Triều đại mới lập, nhiều nhiệm vụ, khó khăn mới.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 10:

Tác giả đã đưa ra lý lẽ nào để thuyết phục các sĩ phu?

Xem đáp án

- Lý lẽ: Nhu cầu của thời đại:

+ Hình ảnh “Một cái cột không thể đỡ nổi căn nhà lớn,...trị bình” → khẳng định vai trò to lớn của người hiền.

+ Dẫn lời Khổng Tử: “Cứ cái ấp mười nhà...của trẫm sao?” - giúp nước.

→ khẳng định nước ta có nhiều nhân tài, họ cần ra

+ Lời tâm sự chân thành, khiêm nhường nhưng kiên quyết và đầy sức thuyết phục.

+ Quang Trung là một vị vua yêu nước, thương dân, có lòng chiêu hiền đãi sĩ.

→ Lí do hoàn toàn đều xuất phát từ quyền lợi của dân, mọi chủ trương chiến lược đều xuất phát từ khát vọng đất nước cường thịnh.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 11:

Ý nào sau đây KHÔNG PHẢI đường lối tiếp nhận cầu hiền của vua Quang Trung?

Xem đáp án

- Đường lối tiếp nhận người hiền:

+ Tự mình dâng thư tâu bày

+ Quan văn, quan võ được phép tiến cử

+ Những người ở ẩn được phép tự tiến cử

→ Khẳng định tính dân chủ qua hình thức tự tiến cử và tiến cử

Đáp án cần chọn là: B


Câu 12:

Nội dung của tác phẩm là?

Xem đáp án

Nội dung của tác phẩm: Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 13:

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là?

Xem đáp án

Giá trị nghệ thuật

Là một áng văn nghị luận mẫu mực:

- Lập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục

- Lời lẽ khiêm nhường, chân thành

- Từ ngữ, hình ảnh:

+ Sử dụng điển cố, hình ảnh ẩn dụ

+ Từ ngữ giàu sức gợi

→ tạo cảm giác trang trọng cho lời kêu gọi

Đáp án cần chọn là: D


Bắt đầu thi ngay