45 câu trắc nghiệm Địa lí 10 KNTT Bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa có đáp án
45 câu trắc nghiệm Địa lí 10 KNTT Bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa có đáp án
-
39 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
“Địa hình bề mặt Trái Đất có được như hiện tại hoàn toàn do nhân tố nội lực tạo nên”. Đúng hay sai?
Sai vì địa hình bề mặt Trái Đất là kết quả tác động đồng thời và liên tục của nội lực và ngoại lực.
Câu 2:
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Cho nhận định sau:
“Nội lực làm thay đổi cấu trúc ban đầu, tạo nên cấu trúc mới, từ đó làm biến đổi bề mặt Trái Đất”. Đúng hay sai?
Nội lực có những lực tác động theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang, biến một nơi có địa hình bằng phẳng trở thành một ngọn núi cao, tách dãn một khu vực địa hình thành địa hào hoặc địa lũy, ... Vì vậy, “Nội lực làm thay đổi cấu trúc ban đầu, tạo nên cấu trúc mới, từ đó làm biến đổi bề mặt Trái Đất” là một nhận định đúng.
Đáp án: Đúng
Câu 3:
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Cho nhận định sau:
“Ngoại lực và nội lực là hai lực đối nghịch nhau. Nếu nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, thì ngoại lực có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó”. Đúng hay sai?
Đúng vì, nội lực gồm những lực sinh ra bên trong Trái Đất, tác động đến địa hình làm cho có nơi trở thành đồi núi, có nơi trở thành hẻm vực, thung lũng, khe sâu, ... tạo ra sự gồ ghề. Ngược lại, ngoại lực là những lực sinh ra bên trên bề mặt Trái Đất chủ yếu từ nguồn bức xạ Mặt Trời như (mưa, nhiệt độ, nước, gió, ....) làm bào mòn, rửa trôi, ... bề mặt Trái Đất, tạo nên sự bằng phẳng.
Đáp án: Đúng
Câu 4:
Tên gọi tiếng Anh của Hà Lan là "Netherlands", có nghĩa là "vùng đất thấp". Hiện tượng nào gắn liền với danh xưng đó?
Hà Lan là một quốc gia giáp biển, có độ cao thấp nhất châu Âu. Vận động kiến tạo theo chiều thẳng đứng đã làm hạ thấp địa hình của đất nước này và làm cho nước biển dâng cao, nhấn chìm phần lớn lãnh thổ Hà Lan (hiện tượng biển tiến).
Đáp án cần chọn là: d
Câu 5:
Dãy núi Con Voi ở Việt Nam là điển hình cho một:
- Dãy núi Con Voi (Việt Nam) nằm giữa hai đứt gãy sông Hồng và sông Chảy: là một địa lũy.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 6:
Trong các địa điểm dưới đây, đâu không phải một địa hào?
- Các địa hào gồm: thung lũng sông Rai-nơ (châu Âu), biển Đỏ và các hồ dài, hẹp ở Đông Phi,...
(Loại đáp án A, C, D).
- Địa lũy: dãy núi Con Voi (Không phải địa hào, chọn B)
Đáp án cần chọn là: b
Câu 7:
Hiện tượng nào dưới đây được hình thành do tác động của các lực nén ép theo phương nằm ngang?
Các lực “nén ép” theo phương nằm ngang, sinh ra hiện tượng uốn nếp.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 8:
Nội lực không có tác động nào đến lớp vỏ Trái Đất?
Nội lực làm dịch chuyển các mảng kiến tạo, hình thành các dãy núi, gây ra động đất và núi lửa, ... Nội lực không tạo nên các hang động đá vôi, vì những hang động này hình thành dưới tác động của dòng nước (Ngoại lực).
Đáp án cần chọn là: c
Câu 9:
Ngoại lực là những lực
Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên trên bề mặt Trái Đất.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 10:
Các nhân tố ngoại lực được tạo ra bởi:
Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên trên bề mặt Trái Đất. Hình thành do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 11:
Các tác nhân của ngoại lực không bao gồm?
Ngoại lực gồm các tác nhân sau: các yếu tố khí hậu (gió, mưa, nhiệt độ, ...), các dạng nước (nước chảy, sóng biển, băng, ...), sinh vật và con người.
Macma là tác nhân của nội lực, không phải tác nhân của ngoại lực.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 12:
Ngoại lực tác động đến bề mặt Trái Đất thông qua mấy quá trình?
Ngoại lực tác động đến bề mặt Trái Đất thông qua 4 quá trình:
- Phong hóa
- Bóc mòn
- Vận chuyển
- Bồi tụ
Đáp án cần chọn là: c
Câu 13:
Trong các dạng địa hình sau, dạng địa hình nào không là kết quả của ngoại lực?
Ngoại lực hình thành nên các dạng địa hình mới như: hàm ếch sóng vỗ, địa hình cacxtơ, các hòn nấm đá. Ngoại lực không hình các dãy núi cao, mà chúng được tạo nên bởi nội lực.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 14:
Nhân tố chính tác động đến quá trình phong hóa vật lí là?
Phong hóa vật lí: là quá trình phá hủy, làm cho đá và khoáng vật bị vỡ với những kích thước khác nhau nhưng không làm thay đổi thành phần và tính chất của chúng. Nhân tố chính tác động đến quá trình phong hóa vật lí là sự dao động của nhiệt độ.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 15:
Phong hóa hóa học xảy ra chủ yếu ở miền khí hậu nào?
Phong hóa hóa học xảy ra chủ yếu ở miền khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 16:
Thạch nhũ và cột đá được hình thành do sự:
Thạch nhũ và cột đá được hình thành do sự hòa tan đá vôi của nước.
Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá theo phương trình:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa dạng như thạch nhũ, cột đá.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 17:
Địa danh nào ở nước ta đặc trưng cho tác động của ngoại lực?
Dãy Hoàng Liên Sơn, hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long là những địa danh nổi tiếng ở nước ta, chịu tác động chủ yếu của nội lực (các hiện tượng tạo núi, vận động kiến tạo, ...)
Riêng hang Sơn Đoòng (thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng) là một trong các hang động đá vôi lớn ở nước ta, chịu tác động của ngoại lực.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 18:
Các bãi biển và cồn cát là kết quả của quá trình nào?
Các bãi biển và cồn cát là kết quả của quá trình bồi tụ do sóng biển hoặc dòng biển.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 19:
Trong các quá trình ngoại lực, những quá trình nào tạo thành các dạng địa hình mới?
Trong các quá trình ngoại lực, chỉ có hai qua quá trình bóc mòn và bồi tụ tạo nên các dạng địa hình mới. Còn quá trình phong hóa chỉ tạo ra lớp vỏ phong hóa, quá trình vận chuyển chỉ làm di dời vật liệu.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 20:
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Động vật có tham gia vào quá trình phong hóa.
ĐÚNG, động vật phá hủy đá thông qua quá trình đào bới, tìm kiếm thức ăn, đào hang tìm