Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Sinh học Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2

  • 1379 lượt thi

  • 31 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đối tượng nghiên cứu của sinh học là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống.


Câu 2:

Trong cơ thể đa bào các tế bào được tổ chức hoạt động với nhau như thế nào?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong cơ thể đa bào, các tế bào được tổ chức và phối hợp qua một số cấp tổ chức lớn trên cấp tế bào (tế bào →  mô →  cơ quan → hệ cơ quan) để tạo thành cơ thể.


Câu 3:

Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó.


Câu 4:

Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị.


Câu 5:

Các nguyên tố hóa học nào là thành phần bắt buộc của phân tử protein?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Protein là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O, N.


Câu 6:

Trong cấu tạo tế bào thực vật, cellulose tập trung chủ yếu ở cấu trúc là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong cấu tạo tế bào thực vật, cellulose tập trung chủ yếu ở cấu trúc là thành tế bào.


Câu 7:

Thành phần nào sau đây không nằm trong cấu tạo của vi khuẩn? 
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vi khuẩn có cấu tạo tế bào nhân sơ, gồm có các thành phần là: màng sinh chất, thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân, một số còn có thêm vỏ nhầy, lông, roi.

Vi khuẩn không có cấu tạo mạng lưới nội chất.


Câu 8:

Nhận định nào sau đây đúng khi nói về Plasmid?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Plasmid là phân tử DNA mạch vòng nhỏ ở tế bào chất. Plasmid không phải vật chất di truyền không thể thiếu ở tế bào nhân sơ vì thiếu chúng tế bào vẫn tồn tại bình thường.


Câu 9:

Cấu trúc nào dưới đây không có trong nhân của tế bào?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nhân tế bào được bao bọc bởi màng kép, bên trong là dịch nhân chứa nhân con và chất nhiễm sắc.

Bộ máy Golgi là cấu trúc không nằm trong nhân tế bào.


Câu 10:

Thành phần cấu tạo của ribosome gồm
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ribosome có thành phần cấu tạo bởi một số loại RNA kết hợp với protein.


Câu 11:

Những bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc vận chuyển protein ra khỏi tế bào?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Những bộ phận của tế bào tham gia vào việc vận chuyển protein ra khỏi tế bào là lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.


Câu 12:

Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì vi khuẩn chưa có màng nhân.


Câu 13:

Tế bào vi khuẩn có các hạt ribosome làm nhiệm vụ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong tế bào vi khuẩn, các hạt ribosome là bào quan không có màng bao bọc, có chức năng tổng hợp nên protein cho tế bào.


Câu 14:

Ở tế bào động vật, DNA có trong
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ở tế bào động vật, DNA có trong ti thể và nhân tế bào.


Câu 15:

Lục lạp là bào quan
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật và tảo, được bao bọc bởi hai lớp màng, có chức năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng.


Câu 16:

Hình thức vận chuyển nào sau đây không thuộc vận chuyển thụ động?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ẩm bào là hình thức vận chuyển tiêu tốn năng lượng, không thuộc vận chuyển thụ động.


Câu 17:

Nguyên lí của hiện tượng co và phản co nguyên sinh là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nguyên lí của hiện tượng co và phản co nguyên sinh là nước đi từ nơi có thế nước cao (nồng độ chất tan thấp) sang nơi có thế nước thấp (nồng độ chất tan cao):

- Khi cho tế bào vào môi trường ưu trương (môi trường có thế nước thấp hơn), nước đi từ tế bào ra môi trường gây hiện tượng co nguyên sinh.

- Khi cho tế bào đang bị co nguyên sinh vào môi trường nhược (môi trường có thế nước cao hơn), nước đi từ môi trường đi vào trong tế bào gây hiện tượng phản co nguyên sinh.


Câu 18:

Phần lớn các hoạt động sống trong tế bào đều được cung cấp năng lượng từ
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phần lớn các hoạt động sống trong tế bào đều được cung cấp năng lượng từ ATP. ATP là hợp chất mang năng lượng do có các nhóm phosphate chứa liên kết cao năng.


Câu 19:

Đâu không phải là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ánh sáng không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim là nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ cơ chất, độ pH.


Câu 20:

Trong quá trình tổng hợp các chất, năng lượng được tích lũy ở
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong quá trình tổng hợp các chất có sự hình thành liên kết hóa học giữa các chất phản ứng với nhau để tạo thành sản phẩm. Bởi vậy, trong quá trình tổng hợp các chất, năng lượng được tích lũy ở trong các liên kết hóa học của sản phẩm.


Câu 21:

Kết thúc quá trình phân giải kị khí, tế bào thu được bao nhiêu phân tử ATP?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Quá trình phân giải kị khí gồm 2 giai đoạn là đường phân và lên men. Trong đó, ATP chỉ được tạo ra ở giai đoạn đường phân. Kết quả của quá trình phân giải kị khí, 1 phân tử glucose chỉ tạo ra 2 phân tử ATP, ít hơn rất nhiều so với hô hấp hiếu khí.


Câu 22:

Thành phần nào của tế bào có vai trò tiếp nhận phân tử tín hiệu?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thành phần của tế bào có vai trò tiếp nhận phân tử tín hiệu là thụ thể. Phân tử tín hiệu sẽ liên kết với thụ thể của tế bào, làm thụ thể thay đổi hình dạng khởi đầu cho quá trình truyền tin.


Câu 23:

Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tế bào hồng cầu không có lớp thành cellulose bảo vệ như tế bào thực vật, nấm men và vi khuẩn, nên dễ bị vỡ khi ở môi trường nhược trương.


Câu 24:

Khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase, nếu không sử dụng mẫu vật là khoai tây, ta có thể thay thế bằng
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Enzyme amylase là enzyme xúc tác cho phản ứng phân giải tinh bột → Khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase, nếu không sử dụng mẫu vật là khoai tây, ta có thể thay thế bằng các loại củ có hàm lượng tinh bột cao.

 


Câu 25:

Điều nào không xảy ra trong pha sáng của quá trình quang hợp?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ở pha sáng: Năng lượng ánh sáng được các sắc tố quang hợp (diệp lục) hấp thu, thực hiện quang phân li nước qua chuỗi truyền electron quang hợp để tổng hợp ATP, NADPH đồng thời giải phóng O2 (có nguồn gốc từ nước).

Carbohydrate được hình thành ở pha tối ở pha tối.


Câu 26:

Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng oxi hóa – khử. Thông qua chuỗi phản ứng oxi hóa – khử này, năng lượng trong các hợp chất hữu cơ được giải phóng từng phần.


Câu 27:

Trong quá trình phân giải hiếu khí, một phần năng lượng bị mất đi dưới dạng
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong quá trình phân giải hiếu khí, năng lượng được tích lũy trong các hợp chất hữu cơ phần lớn được chuyển thành năng lượng dễ sử dụng là ATP, còn một phần năng lượng bị mất đi dưới dạng nhiệt năng.


Câu 28:

Hoạt động nào sau đây của tế bào khởi động cho quá trình truyền tín hiệu?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phân tử tín hiệu kết hợp với protein thụ thể của tế bào đích, làm thụ thể thay đổi hình dạng. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể là khởi đầu cho quá trình truyền tín hiệu.


Câu 29:

Vào mùa lạnh, thời tiết hanh khô, người ta thường bôi kem chống nẻ vào môi và gót chân để tránh bị nứt nẻ. Hãy giải thích cơ sở cho hiện tượng trên.
Xem đáp án

Vào mùa lạnh, thời tiết hanh, khô, cơ thể chúng ta dễ bị mất nước và bị nứt nẻ, đặc biệt là ở môi, gót chân. Để hạn chế trường hợp trên, chúng ta sử dụng kem chống nẻ. Nguyên nhân là do kem chống nẻ có bản chất là lipid, có tính kị nước (không thấm nước) nên có thể hạn chế được sự thoát hơi nước ra ngoài. Nhờ đó, tình trạng da khô, nứt nẻ được cải thiện.


Câu 30:

Vì sao peroxysome lại được xem là bào quan giúp bảo vệ tế bào?
Xem đáp án

Peroxysome lại được xem là bào quan giúp bảo vệ tế bào, bởi vì:

- Peroxysome chứa enzyme phân giải H2O2 – một loại chất dễ phân giải thành các gốc oxy tự do làm tổn thương tế bào, được sản sinh ra từ một số phản ứng hóa học trong tế bào.

- Các tế bào gan, thận của người có peroxysome chứa các enzyme khử các chất độc từ máu đưa tới.

- Một số peroxysome có enzyme phân giải các chất béo thành cholesterol và các dạng lipid khác, tránh gây hiện tượng tích tụ lipid nguy hiểm đến tế bào và cơ thể.


Câu 31:

Sau khi kết thúc tiết học về enzyme, một bạn đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao chúng ta không sử dụng nhiệt độ để làm tăng tốc độ phản ứng trao đổi chất mà phải dùng đến enzyme?”. Em sẽ trả lời câu hỏi của bạn này như thế nào?
Xem đáp án

Không dùng nhiệt độ để tăng tốc độ phản ứng trao đổi chất mà phải dùng đến enzyme vì:

- Khi nhiệt độ tăng cao sẽ gây biến tính protein trong cơ thể và làm chết tế bào.

- Nhiệt độ không có tính đặc hiệu, vì vậy nếu tăng nhiệt độ thì tất cả các phản ứng trong cơ thể đều diễn ra nhanh chóng; trong khi đó, enzyme chỉ làm tăng tốc độ của các phản ứng nhất định.


Bắt đầu thi ngay