Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 11. Trái Đất và bầu trời có đáp án
Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 11. Trái Đất và bầu trời có đáp án (Đề số 55)
-
890 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án đúng là: A.
Hiện tượng ngày trên Trái Đất, khi quan sát từ Trái Đất xuất hiện khi Mặt Trời mọc.
Câu 2:
Đáp án đúng là: B.
Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ Mặt Trăng phản xạ ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới nó.
Câu 3:
Đáp án đúng là: C.
Các ngôi sao tự phát ra ánh sáng.
Câu 4:
Đáp án đúng là: B.
Pha của Mặt Trăng tương ứng trên hình đã cho là Trăng lưỡi liềm đầu tháng vì phần sáng của Mặt Trăng ta nhìn thấy nhỏ và bị tối ở phía bên trái.
Câu 5:
Đáp án đúng là: D.
Thứ tự các hành tinh từ xa đến gần Mặt Trời là Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Kim tinh, Thủy tinh.
Câu 6:
Đáp án đúng là: A.
Thủy tinh là hành tinh gần Mặt Trời nhất.
Câu 7:
Đáp án đúng là: C.
Trong hệ Mặt Trời, Kim tinh có chiều tự quay quanh trục ngược chiều so với các hành tinh còn lại.
Câu 8:
Đáp án đúng là: C.
Hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì chu kì chuyển động quanh Mặt Trời càng lớn. Do vậy, Hải Vương tinh ở xa Mặt Trời nhất có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất.
Câu 9:
Đáp án đúng là: D.
Khi quan sát bầu trời đêm vào những đêm trời quang và không trăng, ta có thể nhìn thấy Ngân hà.
Câu 10:
Đáp án đúng là: C.
"Hệ Mặt Trời có kích thước vô cùng nhỏ bé so với kích thước của Ngân Hà, ta sẽ không quan sát được Ngân Hà chuyển động".
Câu 11:
Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là sao băng.
Mưa sao băng chỉ là một hiện tượng tự nhiên, không thể giúp điều ước chúng ta thành hiện thực.
Câu 12:
Trái Đất quay quanh trục theo chiều mũi tên, Mặt Trời ở phía bên trái. Người ở vị trí nào trong số các vị trí C sẽ thấy Mặt Trời lặn trước. Vì điểm C sẽ quay đến vị trí khuất của Trái Đất trước.
Câu 13:
Em hãy đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:
Sao chổi là thiên thể trong Hệ Mặt Trời, chuyển động theo những quỹ đạo rất dẹt. Khi ở rất xa Mặt Trời, trông giống như một vệt sáng mờ hình bầu dục, đến khi gần Mặt Trời mới phân biệt được phần đầu và phần đuôi. Phần trung tâm của đầu sao chổi gọi là nhân, có đường kính từ 0,5 km đến 20 km và có khối lượng rất lớn. Phần nhân sao chổi cấu tạo từ các khí đóng băng và các hạt bụi. Đuôi sao chổi cấu tạo từ các phân tử khí, và bụi bay ra từ nhân dưới tác dụng của gió Mặt Trời. Độ dài của đuôi sao chổi có thể tới hàng triệu kilometer.
Có rất nhiều sao chổi, các sao chổi đáng chú ý là Halley, Biela, Shoemarket – Levy. Sao chổi Halley cứ khoảng 76 năm lại xuất hiện, tính đến thế kỉ XXI đã có 20 lần sao chổi này đến thăm Trái Đất. Nó đã xuất hiện vào các năm 1910, 1986 và sự đoán sẽ xuất hiện vào năm 2062.
Sao chổi Biela cứ khoảng 6,6 năm lại xuất hiện, nó đã xuất hiện ngày 27/02/1826, lần xuất hiện năm 1845 nó bị vỡ làm đôi, và đến năm 1865 người ta không nhìn thấy được nữa. Sao chổi Shoemarket – Levy được phát hiện ngày 25/03/1993. Lúc 19h59 giờ GMT, ngày 16/07/1994, sao chổi bị vỡ thành nhiều mảnh khi tiến lại gần Mộc tinh. Mảnh đầu tiên chạm vào Mộc tinh, bảy giờ sau là mảnh thứ hai và các mảnh còn lại liên tiếp nhau rơi xuống suốt một tuần. Với những mảnh 3 km hay 4 km, có vận tốc 200.000 km/h, sức tàn phá rất to lớn. Nếu loài người sống trên hành tinh này thì thực sự sao chổi đã đem tai họa đến cho chúng ta.
a. Cấu tạo của sao chổi gồm những gì?
b. Vì sao chúng ta quan sát được nó như một "chiếc chổi"?
c. Sao chổi có phải là thiên thể phát sáng hay không? Vì sao chúng ta quan sát được nó?
a. Cấu tạo của sao chổi gồm các phân tử khí đóng băng và bụi.
b. Vì phần đuôi sao chổi cấu tạo từ các phân tử khí và bụi bay ra, dưới tác dụng của gió Mặt Trời sẽ tạo một vệt dài nhìn giống "chiếc chổi".
c. Sao chổi là trường hợp đặc biệt, là tiểu hành tinh không tự phát sáng như sao hay Mặt Trời mà sao chổi phản xạ ánh sáng từ Mặt Trời.