Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Phần 3. Đề thi kết thúc học kì 2 có đáp án

Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Phần 3. Đề thi kết thúc học kì 2 có đáp án

Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Phần 3. Đề thi kết thúc học kì 2 có đáp án (Đề số 74)

  • 2011 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B.

B – lực nén.

A, C, D là lực ma sát.


Câu 2:

Bạn Lan dùng tay mở cửa, khi đó tay bạn Lan đã tác dụng lên cửa một
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D.

Bạn Lan dùng tay mở cửa, khi đó tay bạn Lan đã tác dụng lên cửa một lực kéo.


Câu 3:

Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. Điều này có nghĩa:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C.

Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. Điều này có nghĩa trọng lượng của vật là 2 N và khối lượng của vật là 0,2 kg.


Câu 4:

Nấm được cấu tạo đơn bào, sinh sản bằng nảy chồi hoặc phân cắt, các tế bào nấm dính nhau tạo thành sợi nấm giả. Đây là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D.

Nấm được cấu tạo đơn bào, sinh sản bằng nảy chồi hoặc phân cắt, các tế bào nấm dính nhau tạo thành sợi nấm giả là nấm men.


Câu 5:

Những động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật không xương sống?

1 – Giun đũa.

2 – Nghêu.

3 - Ếch.

4 – Rùa.

5 – Cua.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C.

Trong các động vật trên, động vật thuộc nhóm không xương sống là (1), (2), (5): Giun đũa, nghêu và cua.

Ếch và rùa là các động vật thuộc nhóm có xương sống.


Câu 6:

Các loài động vật nào sau đây cấm săn bắn, cần phải bảo vệ?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B.

Trong các loài động vật trên, loài bị cấm săn bắn và cần bảo vệ là rắn hổ mang.


Câu 7:

Xác định các loài thực vật được bảo vệ, cấm chặt phá ở nước ta:

1 – Cây lim.

2 – Cây phượng vĩ.

3 – Cây táo.

4 – Cây sưa.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D.

Các loài thực vật được bảo vệ, cấm chặt phá ở nước ta là (1), (4): Cây lim và cây sưa.


Câu 8:

Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào ở xa Mặt Trời nhất?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A.

Trong hệ Mặt Trời, Hải Vương tinh ở xa Mặt Trời nhất.


Câu 9:

Hoạt động nào dưới đây là sử dụng năng lượng hiệu quả?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C.

A, B, D là hoạt động sử dụng năng lượng không hiệu quả.


Câu 10:

Muốn quan sát, nghiên cứu các thiên thể trên bầu trời, ta dùng công cụ nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A.

Muốn quan sát, nghiên cứu các thiên thể trên bầu trời, ta dùng kính thiên văn.


Câu 11:

Xét lực ma sát trong trường hợp xe bị đi vào bùn lầy khó di chuyển. Hãy cho biết ma sát trong trường hợp này tăng hay giảm và tìm cách giúp xe di chuyển ra khỏi bùn lầy dễ dàng.
Xem đáp án

Lực ma sát trong trường hợp này giảm. Có thể lót thêm gạch đá hoặc chèn tấm ván vào vũng bùn lầy dưới bánh xe để tăng ma sát giúp xe dễ di chuyển.


Câu 12:

Đọc đoạn thông tin sau:

Cây khoai tây là cây thân thảo phát triển khoảng 60 cm chiều cao, cây chết sau khi ra hoa. Sau khi khoai tây ra hoa, một số giống cho ra quả màu xanh lá cây giống màu xanh trái cây cà chua anh đào, có thể chứa 300 hạt. Quả khoai tây có chứa một lượng lớn các chất độc alkaloid, solanine nên không dùng để ăn được. Tất cả các giống khoai tây mới được trồng từ hạt khác biệt với trồng bằng củ giống. Bất cứ loại khoai tây nào cũng có thể trồng bằng các loại củ, miếng củ. Một số giống khoai tây thương mại không được sản xuất tất cả từ hạt giống (do giống không thuận lợi để ra hoa) mà được trồng bằng củ. Khoai tây chứa những hợp chất độc hại được biết đến như là các glycoalkaloid, phổ biến nhất là solanin và chaconin. Độc tố này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra sự yếu cho cơ thể người, nó gây ra nhức đầu, tiêu chảy, chuột rút và nghiêm trọng hơn khiến người ăn hôn mê dẫn tới tử vong. Các củ giống thương mại có màu xanh, hàm lượng chất solanin có thể lên tới 1.000 mg/kg. Trong một củ khoai tây bình thường có 12 – 20 mg/kg glycoalkaloid, củ khoai tây có mầm là 250 – 280 mg/kg, trong củ khoai tây vỏ xanh là 1.500 – 2.200 mg/kg.

Media VietJack

Dựa vào hình vẽ, đoạn thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Củ khoai tây do cơ quan nào của cây biến dạng?

b. Người ta sử dụng bộ phận nào của cây khoai tây để trồng?

c. Vì sao ta không nên ăn củ khoai tây có vỏ màu xanh hoặc mọc mầm?

Xem đáp án

a. Củ khoai tây là do thân biến dạng.

b. Người ta sử dụng hạt và củ khoai mọc mầm để trồng.

c. Không nên ăn củ khoai tây có vỏ màu xanh hoặc mọc mầm vì chúng có chứa chất độc solanine và chaconine gây nhức đầu, tiêu chảy, chuột rút và nghiêm trọng hơn khiến người ăn hôn mê dẫn tới tử vong.

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương