Đề thi giữa kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 3)
-
2883 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản dưới đây:
Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày.
Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình.
Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng. Bạn cần phải ý thức được rằng, bạn là duy nhất và không bao giờ có người nào hoàn toàn giống bạn, cả về diện mạo lẫn tính cách. Vì thế, thay vì ganh tị với thành công và may mắn của người khác, bạn hãy tập trung toàn bộ tâm trí vào những ước mơ, dự định, đồng thời cố gắng hoàn thành chúng một cách triệt để. Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh. Niềm vui ấy sẽ chắp cánh cho hạnh phúc của bạn và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ đạt được thành công như họ.
Thực hiện các yêu cầu sau:
– Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận
Câu 2:
– Theo đoạn trích, kẻ đố kị phải gánh chịu những hậu quả: “Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình.”
Câu 3:
Thế nào là: “khác biệt và bình đẳng”
– “Khác biệt” có nghĩa là: Tạo hóa tạo ra mỗi con người trong sự duy nhất và không bao giờ có người nào hoàn toàn giống ta, cả về diện mạo lẫn tính cách. Vì vậy không ai giống ai. Mỗi cá nhân đều độc lập.
– “Bình đẳng” có nghĩa là: ai cũng có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Chúng ta được học tập, được tự do, được lựa chọn, được ước mơ…Nghĩa là ai cũng có cơ hội để phát triển bản thân. Và không ai cản trở chúng ta trong các quyền ấy.
* Hai khái niệm trên cũng là một thông điệp: Ai cũng có cơ hội để phát triển bản thân, vậy nên hãy luôn phấn đấu hết khả năng để đạt được thành công, đừng nên so sánh, đừng ghen tị, đố kị với người khác.
Câu 4:
Lời khuyên “Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh” trong đoạn trích có ý nghĩa:
– Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân:
+ Vì chúng ta được sinh ra, được lớn lên, được hưởng đủ mọi quyền thì đó đã là một hạnh phúc, một vinh dự.
+ Hãy biết phát huy bản thân, tìm ra khả năng, năng khiếu của mình để phát triển nó. Hãy biết nuôi dưỡng ước mơ và khát vọng và nỗ lực không mệt mỏi để thành công.
+ Mỗi một người đều có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Có thể họ tài giỏi ở một lĩnh vực nào đó và ta cũng vậy.
– Chúng ta hãy “vui mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh”. Bởi điều đó giúp ta chiến thắng được đố kị, ganh ghét. Vui với thành công của mọi người giúp chúng ta tìm thấy được cảm hứng sống, cảm hứng học tập, làm việc. Vui với thành công của người khác còn giúp ta luôn phấn đấu, nỗ lực và sống giàu ước mơ vươn tới.
Câu 5:
"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về phong cách thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu.
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc và dẫn dắt vào đoạn thơ.
2. Thân bài
“Ta về, mình có nhớ ta/Ta về ta nhớ những hoa cùng người”: người ra đi hỏi người ở lại liệu có nhớ về họ, đồng thời khẳng định mình luôn nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi/Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: Mùa đông hoa chuối đỏ tươi tô điểm cho khu rừng xanh, hòa vào đó là ánh nắng vàng làm cho bức tranh mùa đông của Việt Bắc thêm hài hòa màu sắc. Hình ảnh con người hiện lên với chiếc dao gài ở thắt lưng lên rừng làm việc tuy mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng đẹp đẽ.
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng/Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”: Mùa xuân “mơ nở trắng rừng” mùa xuân Việt Bắc đặc trăng là màu trắng tinh khiết của của rừng hoa mơ, giữa khung cảnh thơ mộng ấy là hình ảnh con người cần mẫn, tỉ mỉ, khéo léo chuốt từng sợi giang để đan nón.
“Ve kêu rừng phách đổ vàng/Nhớ cô em gái hái măng một mình”: Mùa hạ ve kêu rừng phách đổ vàng” tiếng ve quen thuộc của mùa hè giữa rừng hoa phách vàng gợi liên tưởng tiếng ve như bát sơn vàng sóng sánh đổ lên rừng gỗ xanh khiến tất cả chuyển sang một màu vàng ấm áp.
“Rừng thu trăng rọi hoà bình/Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”: Mùa thu rừng thu trăng rọi hòa bình” ánh trăng Việt Bắc mùa thu vô cùng yên bình, trong trẻo gợi cảm giác thanh mát, hòa vào khung cảnh đó là tiếng hát ân tình thủy chung của người dân dạt dào tình cảm.
→ Hình ảnh hòa hợp giữa thiên nhiên và con người tạo nên bức tranh Việt Bắc vô cùng xinh đẹp khiến người ta nhớ mãi.
3. Kết bài
Khái quát lại nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.