Trắc nghiệm Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản có đáp án
Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản
-
336 lượt thi
-
35 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ngoại lực là
Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
Lực được sinh ra từ bên trong Trái Đất được gọi là
Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
Hai quá trình ngoại lực xảy ra chủ yếu là
Hai quá trình ngoại lực xảy ra chủ yếu là phong hóa và xâm thực (do dòng chảy, do gió…)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua
Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị đứt gãy, uốn nếp hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng động đất, núi lửa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Các dạng núi lửa chính trên Trái Đất là
Hai dạng núi lửa chính trên Trái Đất là: núi lửa tắt và núi lửa hoạt động
- Núi lửa tắt là núi lửa ngừng phun đã lâu.
- Núi lửa hoạt động là núi lửa đang phun hoặc mới phun gần đây
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc vì
Dung nham phun trào từ miệng núi lửa sau một thời gian bị phân hủy sẽ tạo nên các vùng đất đỏ phì nhiêu, có sức hấp dẫn rất lớn vê nông nghiệp đối với dân cư xung quanh.
=>Do vậy quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
Nội lực có xu hướng
Nội lực có tác động làm cho đất đá bị nén, ép đứt gãy và nhô lên, làm cho địa hình thêm gồ ghề và nhiều nơi được nâng lên rõ rệt. Như vậy tác động của nội lực là làm nâng cao địa hình.
Ví dụ: Vận động tạo núi An-pơ – Himalaya làm nâng cao địa hình các nước ở rìa phía Đông Nam châu Á, trong đó ở nước ta lãnh thổ Tây Bắc được nâng lên với khu vực núi cao, hiểm trở nhất cả nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
Đâu không phải là tác động của nội lực?
- Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị đứt gãy, uốn nếp, nâng lên hạ xuống tạo thành các địa hào địa lũy hoặc thung lũng. Chúng cũng đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng động đất, núi lửa.
=>Loại đáp án A, B, D
- Các đồng bằng châu thổ được tạo thành do sự bồi đắp, lắng đọng phù sa của các con sông mang vật liệu từ nơi khác đến (ngoại lực). Nội lực không có vai trò sinh ra các đồng bằng châu thổ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
Dạng địa hình được hình thành do quá trình ngoại lực là
Ở các khu vực núi đá vôi, nước hòa tan các hợp chất CaC03 có trong đá vôi và tạo thành các dạng địa hình mới lạ như hang động, khối nhũ với nhiều hình thù đặc sắc. Đây là tác động của quá trình phong hóa hóa học, thuộc hoạt động ngoại lực.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?
Các biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra là: lập trạm dự báo động đất để biết được hoạt động của các trận động đất và cường độ, nơi chịu ảnh hưởng, xây dựng nhà cửa bằng vật liệu nhẹ, có khả năng chống chịu cao; khi có động đất mạnh kịp thời sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm.
=>Đáp án A, B, C đúng =>loại A, B, C- Xây dựng đê điều là biện pháp chống lũ, lụt ở vùng đồng bằng. Đây không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
Quá trình phong hóa các loại đá không phải do
Quá trình phong hóa là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
=>Sự chênh lệch nhiệt độ làm cho đá nứt nẻ, nước thấm và hòa tan các khoáng chất trong đá làm cho đá vị vụn bở (ví dụ: nước hòa tan đá vôi tạo thành các hang động caxtơ), rễ cây bám vào làm phá hủy đá (sinh vật) là những quá trinh phong hóa.
- Nước chảy với tốc độ mạnh làm cắt xẻ các lớp đá tạo thành khe rãnh..là trình xâm thực, đây không phải quá trình phong hóa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
Nội lực và ngoại lực là hai lực
- Nội lực và ngoại lực có xu hướng đối nghịch nhau:
+ Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề (vận động tạo núi, nâng cao hạ thấp địa hình, uốn nếp…)
+ Ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề (quá trình mài mòn, bồi tụ vùng trũng…)
- Nội lực và ngoại lực diễn ra đồng thời: trên trái đất hiện nay vẫn tiếp diễn nhiều vụ động đất núi lửa ở nhiều nơi, trong lúc đó các quá trình phong hóa, mài mòn và bồi tụ cũng đồng thời diễn ra ở mọi nơi trên Trái Đất.
- Cả hai quá trình đều tạo nên các dạng địa hình mới: nội lực tạo nên các dãy núi trẻ hóa, các thung lũng, địa hào, dãy núi uốn nếp..; ngoại lực hình thành nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, các hang động, hàm ếch sóng vỗ, cột đá, khe rãnh…
=> Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:
Quốc gia nào sau đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?
Nhật Bản là một quốc đảo, nằm ở bờ phía tây Thái Bình Dương, trên vành đai lửa Thái Bình Dương (khu vực có gần 300 núi lửa còn hoạt động). Do vậy đất nước này thường xuyên chịu những trận động đất núi lửa: trên lãnh thổ Nhật Bản có khoảng 80 núi lửa đang hoạt động và hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ làm phá hủy nhà cửa, ảnh hưởng tới đời sống, sự phát triển kinh tế.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14:
Muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi thuộc loại khoáng sản:
Khoáng sản phi kim loại: Muối mỏ, A –pa –tit, đá vôi,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
Khoáng sản thuộc nhóm khoáng sản năng lượng là:
Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:
Khoáng sản là:
Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17:
Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia thành mấy nhóm?
Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia làm 3 nhóm:
- Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt…
- Khoáng sản kim loại: Kim loại đen (sắt, Mangan, …); kim loại màu (đồng, chì, kẽm….)
- Khoáng sản phi kim loại: Muối mỏ, A –pa –tit, đá vôi…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18:
Mỏ nội sinh gồm có các mỏ:
Các mỏ khoáng sản nội sinh: Là các mỏ được hình thành do nội lực (quá trình mắc – ma). Ví dụ: Vàng, đồng, chì, sắt,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19:
Loại khoáng sản kim loại màu gồm:
Khoáng sản kim loại: Kim loại đen (sắt, Mangan, …); kim loại màu (đồng, chì, kẽm….)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:
Loại khoáng sản kim loại đen gồm:
Khoáng sản kim loại: Kim loại đen (sắt, Mangan, titan, crôm…); kim loại màu (đồng, chì, kẽm….)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21:
Loại khoáng sản dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất là:
Khoáng sản năng lượng dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng (nhiệt điện, chất đốt) nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất (phân bón)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22:
Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản:
Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt,…Trên thế giới phân bố nhiều ở các nước Trung Đông, LB Nga, Hoa Kì,…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23:
Nguyên nhân một số mỏ khoáng sản được gọi là mỏ nội sinh do:
Những khoáng sản được hình thành khi do macma, rồi được đưa lên gần mặt đất thành mỏ. Một số mỏ tiêu biểu như mỏ đồng, chì, kẽm, thiếc,…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24:
Nguyên nhân hình thành các mỏ khoáng sản ngoại sinh là do
Mỏ khoáng sản ngoại sinh được hình thành do quá trình tích tụ vật chất lâu dài, thường ở những ô trũng cùng với các loại đá trầm tích. Một số mỏ tiêu biểu như mỏ than, cao lanh, đá vôi,…
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25:
Chúng ta phải khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản vì:
Dù là mỏ khoáng sản nội sinh hay ngoại sinh đều được hình thành trong một thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm, nên rất quý. Vì vậy, chúng ta phải khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm khoáng sản.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26:
Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối
Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27:
Vùng đồng bằng thuận lợi cho
Vùng đồng bằng có địa hình rộng lớn, bằng phẳng, được bồi đắp phù sa màu mỡ thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28:
Thuận lợi nhất cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc là
Cao nguyên.có bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng rất thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29:
Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách là đặc điểm của địa hình
Cao nguyên.có bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách là đặc điểm của địa hình
Đáp án cần chọn là: B
Câu 30:
Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là
Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 31:
Vùng đồi bát úp của nước ta tập trung nhiều ở vùng
Vùng đồi bát úp là dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, tập trung chủ yếu ở vùng rìa ven trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta. Tập trung ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 32:
Khu vực nào của nước ta tập trung nhiều cao nguyên badan rộng lớn
Tây Nguyên là khu vực địa hình gồm các cao nguyên badan rộng lớn với nhiều bậc địa hình khác nhau. Các cao nguyên tiêu biểu của Tây Nguyên là cao nguyên Lâm Viên, Đăk Lăk, Kon Tum, Pleiku, Mơ Nông, Di Linh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 33:
Đồng bằng nào dưới đây hình thành do băng hà bào mòn?
Đồng bằng băng hà bào mòn được hình thành do sự di chuyển của các băng tích. Đông bằng châu Âu thuộc đới khí hậu ôn đới, vào thời kì băng hà tuyết bao phủ một diện tích lớn và bị đóng băng, tạo thành những khối băng lớn. Khi di chuyển, băng hà mang theo những vật liệu vụn (đá, cát, sỏi…) gọi là băng tích di động làm mài mòn địa hình + mặt khác khi băng hà tan, xảy ra hiện tượng trầm lắng băng tích, tạo một lớp phủ băng tích hình thành nên đồng bằng băng hà ở châu Âu.
=>Như vậy đồng bằng châu Âu được hình thành do băng hà bào mòn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 34:
Hai đồng bằng châu thổ lớn nhất, nhì nước ta là các đồng bằng
Hai đồng bằng châu thổ lớn nhất, nhì nước ta là các đồng bằng châu thổ sông Cửu Long được bồi đắp bởi phù sa hệ thống sông Cửu Long(sông Mê Công) và đồng bằng châu thổ sông Hồng được bồi đắp bởi phù sa hệ thống sông Hồng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 35:
Tác động của yếu tố ngoại lực nào hình thành các đồng bằng châu thổ?
Đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của các sông lớn. Dòng chảy sông mang theo vật chất phong hóa từ vùng thượng lưu và trung lưu xuống, lắng đọng và bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn ở hạ lưu.
Đáp án cần chọn là: A