Trắc nghiệm Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới có đáp án
Trắc nghiệm Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới có đáp án
-
731 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án C.
Trên lục địa, động thực vật rất đa dạng nhưng tập trung chủ yếu ở đới nóng và đới ôn hòa. Ở đới lạnh và các vùng núi cao trên 6000m chủ yếu là các loài đặc hữu.
Câu 2:
Đáp án D.
Rừng lá kim thường phân bố tương ứng với kiểu khí hậu ôn đới hải dương.
Câu 3:
Đáp án C.
Phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình.
Câu 4:
Đáp án D.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật chính là rừng nhiệt đới ẩm.
Câu 5:
Đáp án C.
Những miền cực có khí hậu lạnh giá sinh vật phát triển rất khó khăn, chỉ có các loài rêu, địa y sinh trưởng được trong mùa hạ.
Câu 6:
Đáp án C.
Các loài chim, rùa thuộc loài động vật di cư. Các loài chim thường bay đến vùng ấm hơn khi mùa đông. Rùa di cư để sinh sản hoặc tìm kiếm thức ăn.
Câu 7:
Đáp án C.
Rừng mưa nhiệt đới phân bố ở nơi có khí hậu đặc trưng nóng, ẩm, lượng mưa trung bình năm cao (trên 2000mm), rừng thường có 4-5 tầng và phân bố xung quanh đường Xích đạo.
Câu 8:
Đáp án D.
Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của thành phần loài. Số lượng các loài sinh vật không ổn định mà luôn thay đổi, có thể tăng lên hoặc giảm đi do tác động của con người và môi trường sống.
Câu 9:
Đáp án A.
Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính, đó là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.
Câu 10:
Đáp án A.
Trong các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất, nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đối với thực vật là khí hậu. Ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm thực vật (nhiệt độ, lượng mưa).
Câu 11:
Đáp án D.
Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến với đặc trưng khí hậu (nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa trung bình trên 1700mm).
Câu 12:
Đáp án C.
Thời tiết ở đới ôn hòa thay đổi thất thường, lượng mưa trung bình năm dao động khoảng 500 - 1000mm. Thiên nhiên thay đổi theo mùa, gió thổi thường xuyên ở đới ôn hòa là gió Tây ôn đới.
Câu 13:
Đáp án C.
Rừng nhiệt đới được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái Đất và chiếm hơn một nửa số loài trên Trái Đất.
Câu 14:
Đáp án A.
Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: 1 đới nóng; 2 đới ôn hòa; 2 đới lạnh.
Câu 15:
Đáp án A.
Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến với một số khu vực tiêu biểu như Trung và Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Phi,…
Câu 16:
Đáp án C.
Gió Tín Phong là loại gió thổi thường xuyên quanh năm ở đới nóng.
Câu 17:
Đáp án C.
Ở đới ôn hòa thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa. Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông, động vật ít hơn ở đới nóng. Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
Câu 18:
Đáp án B.
Gió thổi thường xuyên ở đới lạnh là gió Đông cực.
Câu 19:
Đáp án A.
Đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thiên nhiên đới ôn hòa thay đổi rõ rệt theo mùa. Cảnh quan thay đổi theo vĩ độ và ảnh hưởng của dòng biển nóng cùng gió Tây ôn đới.
Câu 20:
Đáp án C.
Nguyên nhân chủ yếu một số động vật bị suy giảm là do những hoạt động khai thác rừng bừa bãi không có kế hoạch của con người một phần làm mất nơi cư trú, một phần khiến nhiều loài ăn cỏ bị chết đói dẫn đến các loài ăn thịt cũng bị ảnh hưởng.