Thứ sáu, 03/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch Sử & Địa Lí Trắc nghiệm Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi có đáp án

Trắc nghiệm Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi có đáp án

Trắc nghiệm Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi có đáp án

  • 396 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quốc gia nào sau đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?

Xem đáp án

Nhật Bản là một quốc đảo, nằm ở bờ phía tây Thái Bình Dương, trên vành đai lửa Thái Bình Dương (khu vực có gần 300 núi lửa còn hoạt động). Do vậy đất nước này thường xuyên chịu những trận động đất núi lửa: trên lãnh thổ Nhật Bản  có khoảng 80 núi lửa đang hoạt động và hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ làm phá hủy nhà cửa, ảnh hưởng tới đời sống, sự phát triển kinh tế.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 2:

Nội lực và ngoại lực là hai lực

Xem đáp án

- Nội lực và ngoại lực có xu hướng đối nghịch nhau:

+ Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề (vận động tạo núi, nâng cao hạ thấp địa hình, uốn nếp…)

+ Ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề (quá trình mài mòn, bồi tụ vùng trũng…)

- Nội lực và ngoại lực diễn ra đồng thời: trên trái đất hiện nay vẫn tiếp diễn nhiều vụ động đất núi lửa ở nhiều nơi, trong lúc đó các quá trình phong hóa, mài mòn và bồi tụ cũng đồng thời diễn ra ở mọi nơi trên Trái Đất.

- Cả hai quá trình đều tạo nên các dạng địa hình mới: nội lực tạo nên các dãy núi trẻ hóa, các thung lũng, địa hào, dãy núi uốn nếp..; ngoại lực hình thành nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, các hang động, hàm ếch sóng vỗ, cột đá, khe rãnh…

=> Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 3:

Quá trình phong hóa các loại đá không phải do

Xem đáp án

Quá trình phong hóa là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.

=>Sự chênh lệch nhiệt độ làm cho đá nứt nẻ, nước thấm và hòa tan các khoáng chất trong đá làm cho đá vị vụn bở (ví dụ: nước hòa tan đá vôi tạo thành các hang động caxtơ), rễ cây bám vào làm phá hủy đá (sinh vật) là những quá trinh phong hóa.

- Nước chảy với tốc độ mạnh làm cắt xẻ các lớp đá tạo thành khe rãnh..là  trình xâm thực, đây không phải quá trình phong hóa.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 4:

Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?

Xem đáp án

Các biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra là: lập trạm dự báo động đất để biết được hoạt động của các trận động đất và cường độ, nơi chịu ảnh hưởng, xây dựng nhà cửa bằng vật liệu nhẹ, có khả năng chống chịu cao; khi có động đất mạnh kịp thời sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm.

=>Đáp án A, B, C đúng =>loại A, B, C- Xây dựng đê điều là biện pháp chống lũ, lụt ở vùng đồng bằng. Đây không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 5:

Dạng địa hình được hình thành do quá trình ngoại lực là

Xem đáp án

Ở các khu vực núi đá vôi, nước hòa tan các hợp chất CaC03 có trong đá vôi và tạo thành các dạng địa hình mới lạ như hang động, khối nhũ với nhiều hình thù đặc sắc. Đây là tác động của quá trình phong hóa hóa học, thuộc hoạt động ngoại lực.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Đâu không phải là tác động của nội lực?

Xem đáp án

- Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị đứt gãy, uốn nếp, nâng lên hạ xuống tạo thành các địa hào địa lũy hoặc thung lũng. Chúng cũng đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng động đất, núi lửa.

=>Loại đáp án A, B, D

- Các đồng bằng châu thổ được tạo thành do sự bồi đắp, lắng đọng phù sa của các con sông mang vật liệu từ nơi khác đến (ngoại lực).  Nội lực không có vai trò sinh ra các đồng bằng châu thổ.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 7:

Nội lực có xu hướng

Xem đáp án

Nội lực có tác động làm cho đất đá bị nén, ép đứt gãy và nhô lên, làm cho địa hình thêm gồ ghề và nhiều nơi được nâng lên rõ rệt. Như vậy tác động của nội lực là làm nâng cao địa hình.

Ví dụ: Vận động tạo núi An-pơ – Himalaya làm nâng cao địa hình các nước ở rìa phía Đông Nam châu Á, trong đó ở nước ta lãnh thổ Tây Bắc được nâng lên với khu vực núi cao, hiểm trở nhất cả nước.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 8:

Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc vì

Xem đáp án

Dung nham phun trào từ miệng núi lửa sau một thời gian bị phân hủy sẽ tạo nên các vùng đất đỏ phì nhiêu, có sức hấp dẫn rất lớn vê nông nghiệp đối với dân cư xung quanh.

=>Do vậy quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc

Đáp án cần chọn là: C


Câu 9:

Các dạng núi lửa chính trên Trái Đất là

Xem đáp án

Hai dạng núi lửa chính trên Trái Đất là: núi lửa tắt và núi lửa hoạt động

- Núi lửa tắt là núi lửa ngừng phun đã lâu.

- Núi lửa hoạt động là núi lửa đang phun hoặc mới phun gần đây

Đáp án cần chọn là: B


Câu 10:

Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua

Xem đáp án

Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị đứt gãy, uốn nếp hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng động đất, núi lửa.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 11:

Hai quá trình ngoại lực xảy ra chủ yếu là

Xem đáp án

Hai quá trình ngoại lực xảy ra chủ yếu là phong hóa và xâm thực (do dòng chảy, do gió…)

Đáp án cần chọn là: C


Câu 12:

Lực được sinh ra từ bên trong Trái Đất được gọi là

Xem đáp án

Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 13:

Ngoại lực là

Xem đáp án

Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 14:

Ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi này là:

Xem đáp án

- Gọi: Độ cao tương đối là A

           Độ cao tuyệt đối là B

           Khoảng cách từ điểm thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là C

=> Độ cao tuyệt đối = Độ cao tương đối + khoảng cách từ điểm thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình

=>B = A + C = 1000 + 150 = 1150m

=>Độ cao tuyệt đối của ngọn núi là 1150m

Đáp án cần chọn là: B


Câu 15:

Nguyên nhân chủ yếu hình thành các ngọn núi trẻ là

Xem đáp án

Các dãy núi trẻ được hình thành chủ yếu do các vận động kiến tạo (quá trình nội lực). Do vận động kiến tạo, địa hình được nâng nâng lên, hạ xuống, chỗ tiếp xúc của hai mảng xô vào nhau đá bị nén ép sẽ nhô lên hình thành các dãy núi trẻ.

Ví dụ: Vùng núi Tây Bắc nước ta được vận động tạo núi An-pơ Himalaya nâng lên, làm trẻ hóa địa hình. Đây là vùng núi cao, hiểm trở nhất nước ta.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 16:

Động Thiên Đường (Quảng Bình) là dạng địa hình

Xem đáp án

Động Thiên Đường (Quảng Bình) gồm hang động rộng dài hàng trăm mét, bên trong có nhiều nhũ đá đẹp với đủ hình thù đặc sắc.

=>Đây là đặc điểm của địa hình các-xtơ, một loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Hình thành do nước mưa thấm vào kẽ, khe khoét mòn đá tạo thành các hang động rộng và dài.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 17:

Một ngọn núi có độ cao tuyệt đối là 1343m. Ngọn núi này thuộc 

Xem đáp án

Núi trung bình có độ cao từ 1000m-2000m =>Một ngọn núi có độ cao tuyệt đối là 1343m sẽ thuộc núi trung bình.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 18:

Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình các-xtơ?

Xem đáp án

- Địa hình các-xtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi, đỉnh ngọn núi lởm chởm, sắc nhọn, có các hang động rộng và dài.

- Địa hình các-xtơ hình thành do quá trình phong hóa hóa học (ngoại lực): nước ngầm ngấm xuống hòa tan các chất bazơ dễ tan trong đá vôi, tạo nên các hang động đẹp cũng như nhũ đá kì thú.

=>Nhận xét địa hình các-xtơ hình thành do quá trình uốn nếp (nội lực) là không đúng.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 19:

Độ cao tuyệt đối là độ cao được đo

Xem đáp án

Để tính độ cao tuyệt đối ta tính bằng cách đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 20:

Núi già là núi có đặc điểm

Xem đáp án

Núi già là núi có đặc điểm đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 21:

Núi già được hình thành cách đây bao nhiêu năm?

Xem đáp án

Núi già hình thành cách đây hàng trăm triệu năm

Đáp án cần chọn là: B


Câu 22:

Phân biệt núi già và núi trẻ dựa vào

Xem đáp án

Phân biệt núi già và núi trẻ dựa vào thời gian hình thành.

- Núi trẻ hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm

- Núi già hình thành cách đây hàng trăm triệu năm

Đáp án cần chọn là: D


Câu 23:

Đâu không phải là cách phân chia núi theo độ cao

Xem đáp án

- Phân loại núi theo độ cao:

+ Núi thấp: Dưới 1000m

+ Núi trung bình: từ 1000m-2000m

+ Núi cao: Từ 2000m trở lên.

=>Núi trẻ là cách phân chia theo thời gian hình thành, đây không phải là sự phân chia núi theo độ cao.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 24:

Núi trung bình là núi có độ cao tuyệt đối

Xem đáp án

Núi trung bình là núi có độ cao tuyệt đối từ 1000 – 2000 m      

Đáp án cần chọn là: C


Câu 25:

Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp là

Xem đáp án

Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp là núi trẻ    

Đáp án cần chọn là: B


Bắt đầu thi ngay