Trắc nghiệm Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X) có đáp án
Trắc nghiệm Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X) có đáp án
-
1085 lượt thi
-
26 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Năm 111 TCN, nhà Hán đã chia nước ta thành bao nhiêu quận?
Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận nào vào năm 179 TCN?
Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
Theo chính sách của nhà Hán vào năm 111 TCN, đứng đầu các quận là
Năm 111 TCN, nhà Hán quy định:
- Đứng đầu châu là: Thứ sử.
- Đứng đầu quân là: Thái úy coi việc chính trị, Đô úy coi việc quân sự.
- Đứng đầu huyện là: Lạc tướng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4:
Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử nước ta?
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
“Châu” dưới thời kì Bắc thuộc là đơn hành chính
Châu là đơn vị hành chính trên cấp quận.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ đã tác động như thế nào đến cuộc sống của nhân dân ta?
Năm 34, Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này đã ra sức đàn áp và vơ vét của cải của nhân dân ta, khiến cho nhân dân ta ngày càng thêm khổ cực. Đây chính là tác động của những chính sách do Tô Định thực hiện đến cuộc sống của nhân dân ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
Nội dung nào sau đây phản ánh sự thay đổi của nhà nước Âu Lạc dưới thời thuộc Hán?
Nhà nước Âu Lạc thời thuộc Hán có những thay đổi chính sau:
- Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 3 quận, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
- Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo, với những chính sách bóc lột và chế độ cai trị thâm hiểm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu là biểu hiện của chính sách gì?
Trong quá trình cai trị người Việt, nhà Hán đã thực hiện chính sách đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống cùng với người Việt. Đây là hiện thân của chính sách đồng hóa. Không chỉ đồng hòa về mặt huyết thống mà còn là đồng hóa về văn hóa:
- Đồng hóa về mặt huyết thống: Người Hán kết hôn với người Việt, lập gia đình, sinh con có sự hòa lẫn giữa hai dòng máu.
- Đồng hóa về văn hóa: đưa những phong tục tập quán, tín ngưỡng, chữ viết của người Hán vào trong nhân dân Việt, làm mờ nhạt văn hóa Việt, thay thế bằng văn hóa của người Hán.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
Nhà Hán lại gộp Âu Lạc và 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm mục đích gì?
Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu xâm chiếm lâu dài nước ta, xoá bỏ tên nước ta, biến nước ta thành bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
Gia Đình Trưng Trắc, Trưng Nhị và gia đình Thi Sách đã không có hành động nào sau đây?
Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương (cha của Trưng Trắc và Trưng Nhị) và Lạc tướng huyện Chu Diên (cha của Thi Sách) đã cùng nhau mưu việc lớn. Họ bí mật tìm cách liên lạc với các thủ lĩnh ở mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy.
=>Loại trừ đáp án D: những hành động này của gia đình được tiến hành trước khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng được diễn ra =>Những hành động này không nhằm ủng hộ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
Nội dung nào không thuộc ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40?
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có những ý nghĩa to lớn sau:
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
- Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
- Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.
=>Đáp án B: là ý nghĩa cuộc đấu tranh của Khúc Thừa Dụ ở thế kỉ X.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:
Nhà Hán cho Lạc tướng cai trị các huyện đã tạo bất lợi gì cho chúng?
Theo chính sách cai trị người Hán, ở quận, huyện các Lạc tướng vẫn cai trị nhân dân như cũ. Chính sách này vô tình gây bất lợi cho nhà Hán. Bởi quận, huyện là khu vực khó cai quản, các Lạc tướng sẽ dễ dàng liên kết lại với nhau dựng cờ khởi nghĩa. Bằng chứng là Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương (cha của Trưng Trắc và Trưng Nhị) và Lạc tướng huyện Chu Diên (cha của Thi Sách) đã cùng nhau mưu việc lớn. Họ bí mật tìm cách liên lạc với các thủ lĩnh ở mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Cuộc nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 không xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 bao gồm:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.
+ Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.
- Nguyên nhân trực tiếp: Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
=>Loại trừ đáp án: B
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14:
Đền thờ Hai Bà Trưng đang được đặt ở tỉnh nào hiện nay?
Đền Hai Bà Trưng còn gọi là đền Hạ Lôi, thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đền thờ Hai Bà Trưng được lập nên thể hiện sư biết ơn, kính trọng các vị anh hùng dân tộc đã chiến đấu, hi sinh trong lịch sử. Đây cũng là một truyền thống tốt đẹp của người Việt.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:
Sau khi giành lại nền độc lập, Hai Bà Trưng vẫn để Lạc tướng giữ quyền cai quản
Khi xây dựng nền chủ, Trưng Vương vẫn để các Lạc tướng cai quản các huyện.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16:
Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua và xưng là
Sau khi đánh đuổi quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua và xưng là Trưng Vương.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17:
Khi nghe tin Hai Ba Trưng khởi nghĩa, nhà Hán đã có hành động gì?
Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quân miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18:
Địa danh nào gắn liền với sự hi sinh của Hai Bà Trưng?
Sau khi rút về Cẩm Khê (thuộc vùng Ba Vì – Hà Nội), quân ra đã ra sức cản giặc, giữ từng xóm làng, tấc đất. cuối cúng tháng 3/43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch), Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19:
Mã Viện đã chia thành những đạo quân nào sau khi chiến được Hợp Phố?
Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện liền chia quân thành hai đạo thủy, bộ tiến vào Giao Chỉ. Đó là:
- Đạo quân bộ men theo đường biển, đẵn cây sẵn mở đường đi, lẻ qua Quỷ Môn Quan (Tiên Yên – Quảng Ninh) xuống vùng lục đầu.
- Đạo quân thủy từ Hợp Phố vượt biển vào sông Bạch Đằng rồi ngược lên vùng Lục Đầu. Tạo đây hai cánh quân hợp với nhau ở Lãng Bạc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20:
Tại sao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43), quân ta phải rút về giữ Cổ Loa và Mê Linh?
Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện chủ trương chia quân Hán làm hai đạo quân thủy, bộ hợp nhau ở Lãng Bạc. Hai Bà Trưng kéo đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Do thất bại ở Lãng Bạc, quân ta buộc phải rút về giữ Cổ Loa và Mê Linh.
=>Như vậy, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán, quân ta phải lui về Cổ Loa và Mê Linh do cuộc chiến ở Lãng Bạc thất bại.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21:
Hai Bà Trưng đã không thực hiện chính sách nào sau khi giành lại được độc lập?
Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã:
- Trưng Trắc xưng vương – Trưng Vương
- Đóng đô ở Mê Linh.
- Phong tước cho những người có công, xây dựng nền tự chủ.
- Xá thuế hai năm liền cho dân, bãi bỏ những thuế thuế vô lí, luật pháp hà khắc trước đây.
=>Đáp án D: xá thuế ba năm cho dân không phải chính sách Hai Bà Trưng thực hiện sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22:
Nhà Hán làm thêm đường sá sau khi nghe tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa nhằm mục đích gì?
Sau khi nghe tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán đã ra lệnh cần làm thêm đướng sá nhằm mục đích cho đạo quân đi xâm lược dễ dàng, nhanh hơn và thuận tiện hơn. Đây là những con đường phục vụ đắc lực cho hai vạn quân tinh nhuệ, hàng nghìn xe và nhiều dân phu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23:
Nguyên do nào khiến vua Hán chọn Mã Viện làm tướng chỉ huy đạo quân xâm lược trong năm 42?
Vua nhà Hán chọn Mã Viện làm chỉ huy đạo quân xâm lược xuất phát từ lí do sau:
- Mã Viện là viên tướng lão luyện, nổi tiếng gian ác, lắm mưu nhiều kế.
- Đã từng chinh chiến ở phương Nam.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24:
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) của nhân dân ta thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là so sánh lực lượng chênh lệch giữa ta và địch.
- Ta: là một chính quyền tự chủ còn non trẻ, lực lượng đã bị tồn thất nhiều trong cuộc khởi nghĩa năm 40.
- Địch: đông đảo về lực lượng và vũ khí chiến đấu (hai vạn quân tinh nhuệ, hàng nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25:
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43) không mang ý nghĩa nào sau đây?
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) mang nhiều ý nghĩa:
- Thể hiện lòng yêu nước.
- Để lại bài học kinh nghiệm cho các cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn sau.
- Khẳng định vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc.
=>Loại trừ đáp án A: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta (42 – 43) thất bại cũng đồng nghĩa chính quyền tự chủ Hai Bà Trưng lập ra trước đó cũng không thể giữ được nữa, nước ta lại tiếp tục là thuộc địa của phương Bắc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26:
Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị trướng ở khắp nơi thể hiện điều gì?
Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi thể hiện:
- Nhân dân ta kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng và những vị tướng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.
- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
Đáp án cần chọn là: B