Thứ sáu, 19/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch Sử & Địa Lí Trắc nghiệm Các yếu tố cơ bản của bản đồ có đáp án

Trắc nghiệm Các yếu tố cơ bản của bản đồ có đáp án

Trắc nghiệm Các yếu tố cơ bản của bản đồ có đáp án

  • 294 lượt thi

  • 26 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào

Xem đáp án

Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào mạng lưới kinh, vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Đối với bản đồ không có mạng lưới kinh, vĩ tuyến khi xác định phương hướng cần dựa vào

Xem đáp án

Đối với bản đồ không có mạng lưới kinh, vĩ tuyến khi xác định phương hướng cần dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 3:

Đầu bên phải và bên trái của vĩ tuyến chỉ các hướng

Xem đáp án

Theo quy ước, Đầu bên phải và bên trái của vĩ tuyến chỉ các hướng đông và tây.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 4:

Nằm giữa hướng bắc và hướng đông là hướng

Xem đáp án

Quan sát hình các phương hướng =>nằm giữa hướng bắc và hướng đông là hướng đông bắc.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 5:

Chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua một điểm chính là

Xem đáp án

Chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua một điểm chính là vị trí địa lí của điểm đó trên bản đồ.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 6:

Khoảng cách từ một điểm đến kinh tuyến gốc xác định

Xem đáp án

Khoảng cách từ một điểm đến kinh tuyến gốc xác định kinh độ của điểm đó.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 7:

Đầu phía dưới của kinh tuyến là hướng

Xem đáp án

Theo quy ước, đầu phía dưới của kinh tuyến là hướng nam.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 8:

Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường gì?

Xem đáp án

- Hướng bắc: mũi tên đi thẳng lên, có số độ là 00

- Hướng nam: mũi tên đi thẳng xuống, hợp với mũi tên chỉ hướng bắc tạo thành góc 1800 (nửa vòng tròn).

=> Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường: 00 – 1800   

Đáp án cần chọn là: A


Câu 9:

Cho bản đồ các nước châu Á

Nước ta nằm về hướng

Xem đáp án

Quan sát bản đồ các nước châu Á, dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc (đi lên)

=>Xác định được Việt Nam có vị trí nằm ở phía đông nam của châu Á

Đáp án cần chọn là: B


Câu 10:

Cho bản đồ sau

Xem đáp án

Dựa vào mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên bản đồ, xác định được: đường kinh tuyến 1300 Đ và vĩ tuyến 150 B (nằm giữa vĩ tuyến 100B và 200B).

=>Kéo dài hai đường kinh, vĩ tuyến này cắt nhau tại một điểm. Điểm cắt nhau của hai đường kinh, vĩ tuyến này chính là tọa độ địa lí của điểm đó.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 11:

Cho bản đồ sau:

Cho biết thủ đô Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan (Bru-nây) có tọa độ địa lí là bao nhiêu?

Xem đáp án

 Xác định vị trí thủ đô Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan (Bru-nây) trên bản đồ.

- Theo chiều kinh tuyến: thủ đô Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan nằm ở giữa đường kinh tuyến 1100Đ và 1200Đ

=>Kinh độ của thủ đô này là: 1150Đ.

- Theo chiều vĩ tuyến: thủ đô Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan nằm ở giữa đường vĩ tuyến 00 và 100B

=>Vĩ độ của thủ đô này là: 50B

Đáp án cần chọn là: B


Câu 12:

Máy bay đi từ Hà nội đến Băng Cốc (Thái Lan), bay theo hướng nào sau đây ?

Xem đáp án

Dựa vào mạng lưới kinh, vĩ tuyến, xác định được Băng Cốc có vị trị nằm ở phía tây nam so với Hà Nội.

=>Vậy từ Hà Nội đến Băng Cốc máy bay sẽ bay theo hướng tây nam.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 13:

Cho bản đồ hướng di chuyển của cơn bão Doksuri đổ bộ vào nước ta:

Bão Doksuri di chuyển vào nước ta theo hướng

Xem đáp án

Ta có: đầu phía trên của kinh tuyến là hướng bắc, đầubên trái của vĩ tuyến là hướng tây.

=>Quan sát bản đồ kết hợp hình mũi tên chỉ các phương hướng ở trên: bão Doksuri di chuyển ở giữa hướng bắc và hướng tây.

=>Như vậy, bão di chuyển vào nước ta theo hướng tây bắc.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 14:

Đâu không phải là loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ?

Xem đáp án

Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.

=>Kí hiệu hình ảnh không phải là loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ

Đáp án cần chọn là: C


Câu 15:

Các đường giao thông trên bản đồ được thể hiện bằng loại kí hiệu nào?

Xem đáp án

Các đường giao thông là những đường thẳng kéo dài =>sử dụng kí hiệu đường là thích hợp nhất để thể hiện các đường giao thông trên bản đồ.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 16:

Để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải

Xem đáp án

Để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải đọc bảng chú giải.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 17:

Các cách biểu hiện độ cao địa hình là

Xem đáp án

Các cách biểu hiện độ cao địa hình là sử dụng thang màu và đường đồng mức.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 18:

Đường đồng mức là

Xem đáp án

Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có cùng một độ cao.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 19:

Trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó

Xem đáp án

Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó càng thoải.               

Đáp án cần chọn là: B


Câu 20:

Đặc điểm nào sau đây không phải của đường đồng mức?

Xem đáp án

Đặc điểm các đường đồng mức:

- Các đường đồng mức không song song nhưng cũng không cắt nhau.

- Đường đồng mức là đường nối các điểm có cùng độ cao do vậy các điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có độ cùng độ cao.

- Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

=>Nhận xét A, B, C đúng

- Mỗi đường đồng mức thể hiện một trị số về độ cáo khác nhau =>do vậy nhận xét các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau là không đúng

Đáp án cần chọn là: D


Câu 21:

Để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu

Xem đáp án

Để thể hiện các nhà máy thủy điện (đặt đúng vị trí phân bố) người ta dùng kí hiệu điểm.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 22:

Kí hiệu diện tích dùng để thể hiện

Xem đáp án

Kí hiệu diện tích có khả năng thể hiện vùng phân bố của đối tượng trên bản đồ (bao phủ một diện tích nhất định).

=>Kí hiệu diện tích thích hợp để thể hiện diện tích lãnh thổ của một nước.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 23:

Căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?

Xem đáp án

Để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ, người ta thường dựa vào:

- Bảng phân tầng màu (thường dùng ở bản đồ tự nhiên để thể hiện độ cao núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, biển).

- Đường đồng mức.

- Kí hiệu thể hiện độ cao (ví dụ: kí hiệu hình tam giác thể hiện đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m)

=>Nhận xét A, B, C đúng

- Kích thước của kí hiệu không thế hiện độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ,

Đáp án cần chọn là: D


Câu 24:

Cho bản đồ sau:

Để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp

Xem đáp án

Quan sát bảng chú giải thể hiện trên bản đồ, để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên người ta chủ yếu sử dụng phương pháp phân tầng màu.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 25:

Cho hình vẽ sau

Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên

Xem đáp án

Quan sát các đường đồng mức ở hình vẽ trên:- Sườn phía tây các đường đồng mức có khoảng cách gần nhau thể hiện địa hình có sườn dốc.

- Sườn phía đông các đường đồng mức có khoảng cách cách xa nhau thể hiện địa hình có sườn thoải.

=>Như vậy, ngọn núi trên có đặc điểm sườn tây dốc, sườn đông thoải.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 26:

Cho bản đồ sau:

Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?

Xem đáp án

- Quan sát kí hiệu vùng trồng lúa mì ở bảng chú giải: kí hiệu màu cam.

- Vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích.

- Dựa vào mạng lưới kinh – vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ: màu cam thể hiện chủ yếu ở khu vực giữa hướng bắc và hướng đông =>khu vực đông bắc

=>Vùng trồng lúa mì (kí hiệu màu cam) phân bố chủ yếu ở khu vực đông bắc lãnh thổ Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: B


Bắt đầu thi ngay