Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch Sử & Địa Lí Trắc nghiệm Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả có đáp án

Bài 6: Chuyển động tự quay quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả

  • 342 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trái Đất chuyển động quanh xung quanh Mặt Trời theo hướng

Xem đáp án

Trái Đất chuyển động quanh xung quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất luôn

Xem đáp án

Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất luôn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không thay đổi.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

Chu kì để Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời là

Xem đáp án

Chu kì để Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ (1 năm)

Đáp án cần chọn là: B


Câu 4:

Quỹ đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất là

Xem đáp án

Quỹ đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất có dạng elip gần tròn

Đáp án cần chọn là: B


Câu 5:

Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời vào ngày

Xem đáp án

Vào ngày 22/6 (hạ chí), nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, đây là thời kì mùa hạ ở bán cầu Bắc.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Vào ngày 21/3 và 23/9, lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc tại nơi nào sau đây?

Xem đáp án

Vào ngày 21/3 và 23/9, lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc tại xích đạo.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 7:

Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau

Xem đáp án

Vào ngày 21/3 và 23/9, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với bề mặt Trái Đất tại xích đạo nên ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 8:

Vì sao trên Trái Đất lại có hiện tượng mùa?

Xem đáp án

Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi trong quá trình chuyển động. Nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.

- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì nhận được lượng nhiệt và ánh sáng lớn, lúc ấy là thời kì mùa nóng.

- Ngược lại nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì nhận được lượng ánh sáng và nhiệt ít hơn. Lúc ấy là thời kì mùa lạnh của nửa cầu đó.

=>Như vậy trên Trái Đất có các mùa trong năm

Đáp án cần chọn là: C


Câu 9:

Nhận xét nào sau đây không đúng về hiện tượng các mùa trong năm

Xem đáp án

- Do Trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên sinh ra các mùa.

- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì nhận được lượng nhiệt và ánh sáng lớn, lúc đấy là thời kì mùa nóng và ngược lại. Hai bán cầu Bắc và Nam lần lượt ngả về phía Mặt Trời nên sẽ có các mùa đối lập nhau hoàn toàn. Trong một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.

=>Nhận xét A, B, C đúng.

- Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.

Ví dụ: Mùa xuân: theo dương lịch từ 21/3 (xuân phân) đến  22/6 (hạ chí) ; theo âm dương lịch từ 4-5/2 (lập xuân) đến 5-6/5 (lập hạ)

=>Nhận xét: Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch giống nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc là không đúng

Đáp án cần chọn là: D


Câu 10:

Cho bản đồ hành chính các nước trên thế giới:

Thời gian diễn ra mùa nóng và mùa lạnh của nước ta hoàn toàn trái ngược quốc gia nào sau đây?

Xem đáp án

Các mùa trong năm trái ngược nhau ở hai bán cầu:

- Nước ta có vị trí thuộc bán cầu Bắc. Các quốc gia cũng có vị trí địa lí nằm ở bán cầu Bắc cùng với nước ta là Nhật Bản, Ấn Độ, Mê-hi-cô (có vị trí ở phía bắc đường xích đạo) nên có thời kì diễn ra mùa nóng, lạnh giống nhau.

- Riêng Ô-xtrây-li-a thuộc bán cầu Nam (vị trí ở phía nam đường xích đạo) nên có thời kì diễn ra mùa nóng lạnh trái ngược hoàn toàn với nước ta và các quốc gia còn lại ở bán cầu Bắc.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 11:

             "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

              Ngày tháng mười chưa cười đã tối“.

Câu ca dao này chỉ đúng trong trường hợp ở

Xem đáp án

Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.

- Từ ngày 21/3 – 22/6: bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng. Do vậy thời kì này, các địa điểm ở bán cầu Bắc sẽ có thời gian chiếu sáng lớn hơn (ngày dài hơn đêm)

=>“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” phù hợp với thời kì mùa nóng ở bán cầu Bắc.

- Ngược lại từ ngày 23/9 – 22/12 : là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nửa cầu Bắc không ngả về phía Mặt Trời nên có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng. Do vậy thời kì này các địa điểm ở bán cầu Bắc có thời gian chiếu sáng ngắn hơn (ngày ngắn hơn đêm)

=>“Ngày tháng mười chưa cười đã tối” phù hợp với thời kì mùa lạnh ở Bắc bán cầu.

 =>Câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mươi chưa cười đã tối“ là câu ca dao chỉ đúng ở bán cầu Bắc.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 12:

Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời vào ngày nào?

Xem đáp án

Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời vào ngày 22/12 (đông chí)

Đáp án cần chọn là: D


Câu 13:

Vào ngày hạ chí, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở nơi nào sau đây?

Xem đáp án

Vào ngày hạ chí (22/6), bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất tại chí tuyến Bắc.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 14:

Vào ngày 22/6 và 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66033 Bắc và Nam có độ dài ngày – đêm

Xem đáp án

Vào ngày 22/6 và 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam có một ngày hoặc hoặc đêm dài suốt 24 giờ.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 15:

Các địa điểm thuộc khu vực nào sau đây có ngày, đêm dài suốt 6 tháng?

Xem đáp án

Các điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 16:

Nhân tố nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hiện tượng ngày – đêm dài, ngắn trong năm?

Xem đáp án

Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn trong năm ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và gián tiếp đến đời sống, sản xuất của con người.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 17:

Từ xích đạo đi về hai cực, chênh lệch giữa ngày và đêm

Xem đáp án

Từ xích đạo về hai cực, chênh lệch ngày và đêm càng lớn.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 18:

Khu vực nào sau đây có hiện tượng trong năm có từ 1 ngày đến 6 tháng luôn là ngày?

Xem đáp án

Các địa điểm nằm từ 66033 Bắc (Nam) đến hai cực có số ngày có ngày, đêm dài 24 giờ giao động theo mùa, từ 1 ngày đến 6 tháng.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 19:

Khu vực nào sau đây có sự chênh lệch ngày – đêm lớn nhất?

Xem đáp án

Sự chênh ngày – đêm theo vĩ độ

- Tại xích đạo ngày – đêm luôn bằng nhau ở mọi nơi.

- Từ xích đạo về hai cực độ chênh lệch ngày – đêm càng lớn

- Tại vòng cực Bắc (Nam) có 1 ngày hoặc đêm kéo dài 24 giờ.

=>Trong các vĩ tuyến nêu trên, vòng cực có sự chênh lệch ngày – đêm lớn nhất.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 20:

Vì sao trong hai ngày 21/3 và 23/9, hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng như nhau?

Xem đáp án

Vào ngày 21/3 và 23/9, do Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau, do đó tia sáng chiếu thẳng góc tại xích đạo vào lúc 12 giờ trưa, cả hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng bằng nhau =>ngày – đêm bằng nhau ở mọi địa điểm trên Trái Đất.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 21:

Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các vĩ độ phụ thuộc vào

Xem đáp án

Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tại vĩ độ đó. Khi góc chiếu tia sáng Mặt Trời càng lớn =>thời gian được chiếu sáng nhiều hơn, ngày càng dài, đêm càng ngắn và ngược lại.

Ví dụ:  Tại chí tuyến Bắc (23027):

- Vào ngày 22/6 tia sáng mặt trời vuông góc tại chí tuyến Bắc, góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn (góc nhập xạ lớn) nên có ngày dài hơn đêm.

- Ngược lại vào ngày 22/12, tia sáng mặt trời vuông góc tại chí tuyến Nam, chí tuyến Bắc lúc này có góc chiếu của tia sáng mặt trời nhớ hơn (góc nhập xạ nhỏ hơn) nên có ngày ngắn – đêm dài.

=>Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các vĩ độ phụ thuộc vào độ lớn của góc chiếu tia sáng mặt trời (góc nhập xạ)

Đáp án cần chọn là: A


Câu 22:

Nam Phi nằm ở bán cầu Nam, vào ngày 22/12 có độ dài ngày đêm là

Xem đáp án

Vào ngày 22/12 (đông chí), bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với chí tuyến Nam ->thời kì này tia sáng Mặt Trời đi qua phía sau vòng cực Nam =>các địa điểm thuộc bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm.

=>Vào ngày 22/12, Nam Phi có ngày dài – đêm ngắn.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 23:

Ở nước ta: vào mùa hè, nhiều trường học và cơ quan nhà nước có lịch làm việc bắt đầu sớm hơn vào buổi sáng; ngược lại vào mùa đông lịch làm việc được lùi xuống muộn hơn. Sự thay đổi giờ như trên là do tác động của hệ quả

Xem đáp án

Vào mùa hè: buổi sáng bắt đầu làm việc sớm và mùa đông: buổi sáng bắt đầu muộn hơn

=>Lịch làm việc như trên phù hợp với thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa ở nước ta (thuộc bán cầu Bắc):

- Mùa hạ: là thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối đi qua phía sau vòng cực Bắc ->bán cầu Bắc được chiếu sáng nhiều hơn và có ngày dài hơn đêm (mặt trời mọc sớm, lặn muộn). Do vậy mùa hạ lịch làm việc sẽ sớm hơn.

- Mùa đông: là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, bán cầu Bắc ngả về phía đối diện nên đường phân chia sáng tối đi qua phía trước vòng cực Bắc ->bán cầu Bắc được chiếu sáng ít hơn và có ngày ngắn hơn đêm (mặt trời mọc muộn mà lặn sớm). Do vậy mùa đông lịch làm việc bắt đầu muộn hơn.

Đáp án cần chọn là: C


Bắt đầu thi ngay