Trắc nghiệm Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc có đáp án
Bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc
-
1117 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc khẳng định truyền thống gì của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu dựng nước?
Nhà nước Âu Lạc ra đời dựa trên cơ sở thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tần với sự đoàn kết của 2 bộ lạc là Tây Âu và Lạc Việt =>khẳng định truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Truyền thống này vẫn được tiếp tục phát huy cho tới ngày nay, là sức mạnh đánh tan mọi thế lực xâm lược.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
Câu chuyện Mị Châu - Trọng Thủy đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho đời sau?
Trong chuyện Mị Châu- Trọng Thủy, Triệu Đà đã chủ động giảng hòa và kết thông gia với An Dương Vương. Thực chất, Triệu Đà muốn dùng Trọng Thủy để làm nội gián, tìm hiểu bí mật quốc gia của Âu Lạc. Do mất cảnh giác, An Dương Vương đã bị Trọng Thủy lấy mất nỏ thần và thất bại trước cuộc xâm lược lần thứ hai của Triệu Đà.
=>Bài học kinh nghiệm: phải luôn đề cao cảnh giác với kẻ thù.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
Đâu không phải nhân tố đưa đến sự tiến bộ trong nông nghiệp và thủ công nghiệp thời kì Âu Lạc?
Có sự tiến bộ trong nông nghiệp, thủ công nghiệp thời kì Âu Lạc do:
- Tiếp nối thành tựu cải tiến công cụ từ thời Văn Lang...
- Sau kháng chiến chống xâm lược, đất nước được độc lập.
- Tinh thần cần cù lao động và sáng tạo không ngừng của nhân dân.
=> Loại trừ đáp án: C (Nội dung thuộc đặc điểm về mặt xã hội của nước ta thời kì Âu Lạc).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồm
Thức ăn chính hàng ngày của cư dân Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt cá.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
Hoạt động sản xuất chính của cư dân văn Lang là gì?
Văn Lang là một nước nông nghiệp nên nghề sản xuất chính là trồng lúa nước. Thóc lúa cũng trở thành lương thực chính của cư dân Văn Lang.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
Xã hội Văn Lang không mang đặc điểm nào sau đây?
Xã hội Văn Lang mang những đặc điểm sau đây:
- Chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: những người quyền quý, dân tự do, nô tì.
- Sự phân biệt giữa các tầng lớp này chưa sâu sắc.
- Cư dân sống tập trung trong những làng, chạ ở ven đồi hoặc vùng đất cao ven sông, biển.
=>Đáp án D: xã hội Văn Lang thời ki này phân hóa chưa sâu sắc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
- Đời sống vật chất:
+ thức ăn chính là lúa gạo. Ngoài ra còn có rau, cà, thịt, cá
+ Ở nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa.
+ Trang phục: hàng ngày, nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữa mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực…
- Đời sống tinh thần:
+ Tín ngưỡng: sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, phồn thực
- Thời Văn Lang vẫn chưa có chữ viết
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
Nơi ở của cư dân Văn Lang Âu Lạc có đặc điểm gì?
Cư dân Văn Lang sống trong những nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre hoặc gỗ lên xuống
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã phản ánh điều gì?
Trống đồng thời Văn Lang được trang trí tinh xảo, miêu tả chân thật cảnh sinh hoạt cũng như đời sống của cư dân Văn Lang. Điều này đã thể hiện thuật luyện kim ở nước ta đã phát triển đến trình độ cao và nổi tiếng ở các khu vực.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
Câu chuyện “Trầu, cau” và “Bánh chưng, bánh giầy” phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?
Qua hai câu truyện “Trầu, cau” và “Bánh chưng, bánh giầy” cho ta biết từ thời Văn Lang đã có tục nhai trầu, gói bánh chưng, bánh giầy trong những ngày lễ hội, ngày Tết để thờ cúng ông bà, tổ tiên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
Nguyên nhân chính nào khiến cư dân Văn Lang phải sống quần tụ trong các làng, chạ?
Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước gắn với làm thủy lợi và nguy cơ phải đối phó với cuộc xâm lấn của các bộ lạc xung quanh đã gắn kết cư dân Văn Lang sống quần tụ với nhau trong các làng, chạ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam?
Những thành tựu trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc - nền văn minh đầu tiên của lịch sử dân tộc. Nó đã phác họa, định hình những giá trị văn hóa cơ bản của người Việt, là cơ sở để ta đấu tranh bảo vệ và phát triển ở những giai đoạn sau, giúp cho chúng ta nhiều lần mất nước nhưng không mất đi bản sắc dân tộc.
Chọn: A
Chú ý:
Văn minh Văn Lang- Âu Lạc còn gọi là nền văn minh sông Hồng với đặc trưng cơ bản là những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước gắn bó với nhau trong cộng đồng làng xã.
Đáp án cần chọn là: A