Trắc nghiệm Các nguồn lực phát triển kinh tế có đáp án
-
401 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nguồn lực là
Đáp án đúng là: B
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường…ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
Câu 2:
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực
Đáp án đúng là: D
Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực nội lực (nguồn lực trong nước) và ngoại lực (nguồn lực ngoài nước).
Câu 3:
Nguồn lực kinh tế - xã hội nào sau đây quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước?
Đáp án đúng là: A
Con người được xem là lực lượng sản xuất của nền kinh tế: con người sử dụng khối óc chất xám để sáng tạo ra các công nghệ hiện đại, phát triển và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất. Đồng thời con người trực tiếp điều khiển, quản lý quá trình vận hành của phương tiện kĩ thuật, máy móc trong các khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng => Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là con người.
Câu 4:
Đáp án đúng là: D
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chia ra:
- Nguồn lực bên trong: Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội trong nước.
- Nguồn lực bên ngoài: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất, kinh doanh từ các nước khác.
Câu 5:
Đáp án đúng là: C
Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
Câu 6:
Nguyên nhân nào sau đây không đúng về việc các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú nhưng nền kinh tế vẫn chậm phát triển?
Đáp án đúng là: A
Ở các nước đang phát triển chủ yếu là những nước đông dân nên phát triển sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng để đảm bảo nhu cầu lương thực. Các loại tài nguyên giàu có nhưng thiếu trang thiết bị hiện đại để khai thác, nhiều loại vẫn ở dạng tiềm năng. Đặc biệt, ít có sự xuất hiện của các ngành kinh tế tri thức, công nghệ cao vì nguồn lao động còn thiếu trình độ, tình trạng chảy máu chất xám. Như vậy, “tài nguyên ít giá trị về kinh tế, lợi nhuận thu về thấp” là nguyên nhân không chính xác.
Câu 7:
Căn cứ vào đâu để phân loại các nguồn lực?
Đáp án đúng là: C
Căn cứ vào nguồn gốc và phạm vi ảnh hưởng người ta phân chia ra các nguồn lực.
Câu 8:
Nguồn lực tự nhiên có vai trò như thế nào đối với quá trình sản xuất?
Đáp án đúng là: D
Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
Câu 9:
Nguồn lực nào sau đây được xác định là điều kiện cần cho quá trình sản xuất?
Đáp án đúng là: D
Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
Câu 10:
Đáp án đúng là: B
Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực nội lực (nguồn lực trong nước) và ngoại lực (nguồn lực ngoài nước).
Câu 11:
Các nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi (hay khó khăn) trong việc tiếp cận giữa các vùng trong một nước?
Đáp án đúng là: A
Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. Nguồn lực này tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế mỗi quốc gia (hoặc lãnh thổ).
Câu 12:
Vai trò của nguồn lao động với việc phát triển kinh tế được thể hiện ở khía cạnh nào dưới đây?
Đáp án đúng là: C
Nguồn lao động là nguồn lực quan trọng nhất của quá trình sản xuất, quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Nguồn lao động là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra sản phẩm.
Câu 13:
Sau năm 1986 nước ta có một bước nhảy vọt về nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta phát triển mạnh là nhờ vào nguồn lực nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
Sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn lực chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng, nhà nước.
Câu 14:
Đáp án đúng là: B
- Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản) có vai trò: Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất; Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất; Các nguồn lợi tự nhiên (sinh vật) phục vụ trực tiếp cho đời sống con người (nhu cầu ăn uống) vừa là nguồn nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp; nguyên liệu đa dạng tạo ra nhiều sản phẩm phong phú.
Câu 15:
Trong các nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực nào quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển của một đất nước?
Đáp án đúng là: D
Con người là nguồn lực bên trong (nội lực). Chất lượng, số lượng, trình độ chuyên môn kĩ thuật, năng suất của lao động quyết định đến việc hình thành các ngành kinh tế, giúp phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.